Sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ: Hiệu quả cao, môi trường sạch

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/7/2022 | 9:00:26 AM

Quả to, ngọt dịu, thơm mát, dễ tiêu thụ, giá cao là những ưu điểm mà sản xuất theo hướng hữu cơ đem đến cho sản phẩm vải thiều. Chính vì thế nhiều tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), hộ dân tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tích cực trồng vải theo hướng hữu cơ, góp phần xây dựng vùng quê này ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Vườn vải thiều hữu cơ của gia đình chị Phùng Thị Vinh, xã Thanh Hải.
Vườn vải thiều hữu cơ của gia đình chị Phùng Thị Vinh, xã Thanh Hải.

Sản phẩm chất lượng, hút khách

Từ đầu vụ thu hoạch đến nay, khu sản xuất vải theo hướng hữu cơ ở thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn (Lục Ngạn) ngày nào cũng nhộn nhịp khách đến tham quan và mua vải. Khu này cảnh quan xanh ngát, vải sai lúc lỉu, mã đẹp, quả to đều, ăn ngọt dịu, thơm mát. 

Du khách tham quan khu trồng vải theo hướng hữu cơ tại thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn.

Du khách tham quan khu trồng vải theo hướng hữu cơ tại thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn.

Lần đầu tiên được đến tham quan, trải nghiệm và thưởng thức những trái vải ngay tại vườn, chị Kiều Thị Oanh trú tại phường Trưng Nhị, TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc) không giấu niềm vui, chia sẻ: "Tôi mới chỉ biết các vườn vải của Bắc Giang qua báo, đài. Hôm nay tận mắt ngắm nhìn, hoà mình vào vườn cây trái mới cảm nhận được giá trị của cây đặc sản này. Mong sao Lục Ngạn sẽ có nhiều vườn vải hữu cơ hơn nữa để du khách cả nước đến thăm”.

Những vườn vải nơi đây được chủ nhân vệ sinh sạch sẽ, không có các loại rác thải như túi ni lông, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay chai nhựa… Cỏ trong vườn được cắt ngắn, không trơ đất, sỏi. Theo ông Vũ Văn Mến, thôn Đồng Giao, tổ trưởng THT Sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ xuất khẩu sang Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Úc… việc để cỏ như vậy vừa chống xói mòn đất, tạo không gian tươi mát cho khu vực sản xuất lại giữ nước dưỡng cho vải không bị "cháy” quả. 

Ông Mến chia sẻ, gia đình có gần 2 ha vải thiều. Năm 2020, được chính quyền địa phương và ngành chức năng hỗ trợ, ông cùng với 6 hộ khác trong thôn thành lập THT sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ, tổng diện tích 10,8 ha. Do tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh nên được phía Nhật Bản đồng ý cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang nước này năm 2020. 

Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nơi khó tiêu thụ nhưng sản phẩm của gia đình ông Mến và các hộ trong THT vẫn được thu mua xuất khẩu với giá ổn định 25 nghìn đồng/kg. Vụ vải năm nay, THT được Công ty cổ phần Việt Pháp (Hà Nội) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (Bắc Giang) ký hợp đồng thu mua với giá từ 30-35 nghìn đồng/kg. 

Ngoài sản phẩm được bán với giá cao, khu sản xuất vải thiều của THT còn thu hút từ 5-7 đoàn khách/tuần tới tham quan, trải nghiệm.

Cùng sản xuất theo hướng hữu cơ như THT của ông Mến, thời điểm này vườn vải của gia đình chị Phùng Thị Vinh, thành viên HTX Nông nghiệp Thanh Hải, thôn Cầu Đền, xã Thanh Hải cũng đang vào thu hoạch rộ. Nhưng thay vì phải mang ra chợ bán, vải của gia đình chị được Công ty cổ phần Việt Pháp cũng như các thương nhân và khách quen đặt mua trước với giá cao, đến tại vườn vận chuyển. 

Chị Vinh phấn khởi cho biết: "Nhờ sản xuất vải theo hướng hữu cơ, dù vườn vải nhà tôi nằm ở vùng sâu, xa nhất xã nhưng tuần nào cũng đón cả trăm khách tới tham quan, có ngày đón 3 đoàn. Nguồn thu từ các đoàn khách này không hề nhỏ vì họ tin tưởng nên mua khá nhiều vải, lại là "kênh” quảng bá hình ảnh vải thiều sản xuất theo hướng hữu cơ hiệu quả nhất”. 

Học tập hộ chị Vinh, hộ các ông Lại Văn Cảnh, Phan Bồi Thắng… trong thôn cũng trồng vải theo hướng hữu cơ với mong muốn có nhiều vụ bội thu.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Lục Ngạn, vải sản xuất theo hướng hữu cơ quả to, ngọt hơn; tỷ lệ quả rụng sinh lý thấp; năng suất tăng khoảng 14%, lại không lo khâu tiêu thụ, nhờ được doanh nghiệp bao tiêu. Hiện giá vải được sản xuất theo hướng hữu cơ cao gần gấp đôi giá vải thông thường trên thị trường.

Mở rộng vùng

Diện tích vải thiều toàn huyện Lục Ngạn hiện là 15,75 nghìn ha (tăng 300 ha so với năm 2021). Trong đó, hơn 12 nghìn ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hướng hữu cơ. 100% sản phẩm vải thiều của huyện đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhằm quảng bá hình ảnh vải thiều Lục Ngạn, vụ này UBND huyện đã chọn 40 nhà vườn tiêu biểu, sản xuất vải theo hướng hữu cơ để đưa các đoàn khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sản phẩm.

Vườn vải thiều hữu cơ của gia đình chị Phùng Thị Vinh, xã Thanh Hải.

Vườn vải thiều hữu cơ của gia đình chị Phùng Thị Vinh, xã Thanh Hải.

Để tạo "cú hích” chuyển đổi phương thức thâm canh, tăng giá trị quả vải, dễ tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tạo môi trường an toàn cho người dân, UBND tỉnh đã phê duyệt "Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là đề án). 

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV, dự kiến tỉnh sẽ hỗ trợ huyện xây dựng 3 mô hình sản xuất vải thiều hữu cơ. Quy mô tối thiểu 10 ha/mô hình. Mức hỗ trợ mỗi mô hình khoảng 600 triệu đồng, gồm mua phân bón (trong 3 năm đầu) và chi phí quản lý, hướng dẫn kỹ thuật, thủ tục… cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ. 

 

Diện tích vải thiều toàn huyện Lục Ngạn hiện là 15,75 nghìn ha (tăng 300 ha so với năm 2021). Trong đó, hơn 12 nghìn ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hướng hữu cơ. Vải sản xuất theo hướng hữu cơ quả to, ngọt hơn; tỷ lệ quả rụng sinh lý thấp; năng suất tăng khoảng 14%.

 

Theo đó, các diện tích trồng vải hữu cơ tuyệt đối không sử dụng thuốc BVTV và phân bón có nguồn gốc hoá học. Các diện tích này sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, không tồn dư thuốc BVTV, đặc biệt là tạo ra môi trường trong lành, thân thiện, bảo vệ cuộc sống của người trồng vải.

Để đề án sớm được thực hiện, đồng chí Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, địa phương đã chỉ đạo phòng chuyên môn khảo sát địa điểm xây dựng mô hình sản xuất vải hữu cơ tại các xã: Giáp Sơn, Tân Sơn và Quý Sơn. 

Ưu tiên những vùng chưa bị nhiễm nhiều loại thuốc BVTV để việc thực hiện đạt kết quả cao hơn. "Toàn huyện phấn đấu, đến năm 2025 sẽ có khoảng 50 ha vải thiều được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ. Các mô hình này sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc vừa sản xuất vải, vừa thu hút khách du lịch và bảo vệ môi trường”, đồng chí Nguyễn Thế Thi nói.

Theo Báo Bắc Giang(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự