Phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3, 4 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Cập nhật: Thứ tư, 6/7/2022 | 3:26:39 PM
Sáng 5/7, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Y tế phối hợp tổ chức Lễ phát động tiêm vaccine phòng, chống Covid-19 mũi 3 và mũi 4 cho công nhân, viên chức, lao động. Hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tiếp tục khơi dậy tinh thần tích cực, tự giác trong việc thực hiện tiêm chủng vaccine, tăng cường thêm khả năng miễn dịch cho đội ngũ công nhân, viên chức lao động trước nguy cơ bùng phát trở lại của dịch bệnh Covid-19.
![]() |
Người lao động tham gia tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 phòng chống Covid-19.
|
Tại lễ phát động, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: Kết quả phòng, chống đại dịch sau hai năm ở Việt Nam đã được nhân dân và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong đó, vaccine có vai trò là tấm lá chắn giúp khống chế thành công đại dịch ở Việt Nam.
Chúng ta bắt đầu tổ chức triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 từ tháng 3/2021. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với các loại vaccine phòng Covid-19 khác nhau.
Đến ngày 4/7, cả nước đã tiêm được hơn 233 triệu liều vaccine, với tỷ lệ bao phủ liều cơ bản ở người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, đứng tốp đầu trên thế giới.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia. Việt Nam đã tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và có nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Đến nay, tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một bộ phận người dân, đơn vị; nhiều địa phương không đạt tiến độ tiêm mũi 3, mũi 4 như yêu cầu và có tình trạng do dự, né tránh việc tiêm vaccine, do đó tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 ở người từ 18 tuổi trở lên mới đạt khoảng 67% và 31%.
Thứ trưởng Y tế nhấn mạnh: Sự kiện phát động này có ý nghĩa thuyết phục nhất để lan tỏa đến gần 11 triệu đoàn viên tại các công đoàn cơ sở các cấp trong cả nước.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Trong những năm qua, công nhân viên chức, lao động, nhất là công nhân được tiêm, tiêm sớm vaccine phòng, chống dịch Covid-19 thật sự là niềm hạnh phúc, vì giảm bớt nỗi lo của dịch bệnh, vượt qua nỗi buồn không có việc làm thường xuyên, sự khốn khó kéo dài trong cuộc sống hằng ngày để có niềm vui trong trạng thái bình thường mới, được góp phần kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, đóng góp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Lễ phát động này để góp phần nâng cao nhận thức, tiếp tục khơi dậy tinh thần tích cực, tự giác trong việc thực hiện tiêm chủng mũi 3, mũi 4 vaccine, tăng cường thêm khả năng miễn dịch cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trước nguy cơ bùng phát trở lại của dịch bệnh Covid-19.
Đây là việc làm cần thiết để góp phần bảo đảm ổn định, an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, thành công to lớn hơn nữa trong khôi phục và phát triển nền kinh tế.
Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị, các cấp công đoàn tích cực tuyên truyền, vận động người lao động tiếp tục tham gia tiêm chủng vaccine; phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp, ngành y tế, ban quản lý các khu công nghiệp tại địa phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho người lao động theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngay sau buổi lễ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Y tế tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho cán bộ, công nhân viên chức, lao động đang làm việc tại cơ quan Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan bộ, ngành có Công đoàn ngành trung ương và tương đương.
Các tin khác

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.