Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác thuế và hải quan với Đức

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2022 | 8:10:19 AM

Từ ngày 9-13/7, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính (BMF), Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển (BMZ), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và GIZ...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức SvenJa Schulze, Ảnh Mạnh Hùng: PV- TTXVN tại Đức
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức SvenJa Schulze, Ảnh Mạnh Hùng: PV- TTXVN tại Đức

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Đức thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), đoàn công tác Bộ Tài chính do Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính (BMF), Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển (BMZ), Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu (BMWK), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và GIZ từ ngày 9-13/7.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, chuyến công tác nhằm trao đổi kinh nghiệm về quản lý tài chính công hướng tới tăng trưởng xanh; thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực tài chính giữa Bộ Tài chính với các cơ quan hữu quan CHLB Đức về tài chính xanh hướng tới tăng trưởng xanh; ổn định và phát triển thị trường tài chính và thị trường chứng khoán; đẩy nhanh việc nâng hạng và đạt được chuẩn nâng hạng thị trường theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đã được Chính phủ phê duyệt; huy động vốn ODA hỗ trợ đổi mới quản lý tài chính công tại Việt Nam, đồng thời tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuế và hải quan giữa hai nước.

Tại các buổi làm việc với Bộ trưởng BMZ Svenja Schulze, Quốc vụ khanh BMWK Patrick Graichen và Quốc vụ khanh BMF Luise Hölscher, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã chia sẻ về kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những năm qua trong bối cảnh đại dịch COVID-19, cũng như cách thức Việt Nam vượt qua đại dịch để ổn định và phát triển kinh tế.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, với các chính sách đúng đắn về ứng phó với đại dịch cũng như sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có sự ủng hộ quý báu của Chính phủ và nhân dân Đức (với hơn 10 triệu liều vaccine) đã giúp Việt Nam vượt qua đại dịch và sớm trở lại đà tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, Việt Nam đang tập trung nguồn lực cho phục hồi kinh tế thông qua các chương trình hỗ trợ an sinh xã hội, y tế và chăm sóc sức khoẻ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng.

Đối với chính sách phát triển bền vững hướng tới tăng trưởng xanh, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả thực thi các hoạt động phục vụ mục đích chuyển đổi năng lượng, chống biến đổi khí hậu, phát triển các dự án năng lượng mặt trời phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

Đối với Việt Nam, những dấu hiệu tác động rõ rệt và nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sản xuất là tình trạng xâm ngập mặn, hạn hán kéo dài tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Để giải quyết thực trạng này, Bộ trưởng cho rằng cần có giải pháp toàn diện trong nước, kết hợp với hợp tác quốc tế. Ở góc độ hợp tác song phương giữa Đức và Việt Nam, hai bên cần thúc đẩy hợp tác với các nội dung như: chính sách tài chính/tài khóa thúc đẩy giảm phát thải khí carbon, kinh nghiệm về phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh hóa, giảm phát thải nhằm thực hiện các cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu (COP26)...

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững; hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình, dự án ODA để thực hiện các giải pháp ứng phó tình trạng nước biển dâng, ngập mặn.

Bộ trưởng cũng mong muốn Chính phủ Đức hợp tác chia sẻ các công nghệ mới ứng dụng trong các dự án và hoạt động thay đổi cơ cấu kinh tế, thân thiện môi trường như dự án sử dụng năng lượng hydro, công nghệ khai thác năng lượng gió… Đây là những lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên vì mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Trao đổi với Quốc vụ khanh Bộ Tài chính Luise Hölscher, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước trong lĩnh vực thuế và hải quan, tiếp tục đàm phán ký kết Thoả thuận hợp tác hải quan cũng như tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của hải quan và hợp tác trao đổi thông tin phục vụ công tác điều tra chống buôn lậu, vi phạm pháp luật và gian lận thương mại.

Về phía Đức, lãnh đạo BMF, BMZ, BMBK và GIZ bày tỏ sự rất ấn tượng và đánh giá cao những thành tựu kinh tế Việt Nam đạt được trong giai đoạn khó khăn chung của đại dịch COVID-19, bày tỏ vui mừng khi Đức đồng hành cùng Việt Nam ứng phó hiệu quả với đại dịch và tiếp tục thúc đẩy hợp tác tăng trưởng kinh tế xanh với Việt Nam.

CHLB Đức đánh giá cao những nỗ lực tích cực của Việt Nam trong việc xây dựng các chính sách và kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng sạch, coi trọng nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu toàn cầu, xây dựng hệ thống mạng lưới điện thay thế nhiên liệu hoá thạch và hướng đến khai thác năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió...

Phía Đức cũng đề xuất Việt Nam xem xét đẩy nhanh việc xử lý giải ngân nguồn vốn ODA đã phê duyệt cho chương trình hợp tác trong năm 2022 và tận dụng có hiệu quả nguồn vốn này nhằm phục vụ các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Đức cũng mong muốn tiếp tục đồng hành, hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực đạt các mục tiêu chuyển đổi năng lượng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế vĩ mô và tăng trưởng xanh.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, đoàn đã có buổi làm việc với Đại sứ quán nước ta tại Berlin. Đại sứ Vũ Quang Minh đã thông tin với đoàn về hợp tác song phương trên các lĩnh vực và cho biết hai nước vẫn còn dư địa rất lớn để tăng cường hơn nữa sự hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Sau Đức, đoàn sẽ tới Thuỵ Sĩ./.

Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự