Ưu tiên hỗ trợ HTX về vốn, công nghệ

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2022 | 4:02:09 PM

Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, nỗ lực khắc phục khó khăn, nhiều cá nhân đã thành lập HTX và duy trì hoạt động ổn định. Đồng hành với các HTX, các ngành, địa phương đã có những giải pháp hỗ trợ.

Chị Lê Hồng Vân (phải) hướng dẫn công nhân phân loại nguyên liệu để sản xuất muối lạc.
Chị Lê Hồng Vân (phải) hướng dẫn công nhân phân loại nguyên liệu để sản xuất muối lạc.

Khai thác lợi thế

Chị Lê Hồng Vân (SN 1988), quê ở xã Tăng Tiến (Việt Yên - Bắc Giang) từng làm chủ một cửa hàng thực phẩm sạch tại TP Hà Nội. Cuối năm 2020, nhận thấy ở quê có tiềm năng lớn về các sản phẩm nông nghiệp, chị quyết định về Tăng Tiến lập nghiệp. Theo lời chị, trước đây, trên địa bàn từng có sản phẩm nếp cái hoa vàng nổi tiếng song từ khi công nghiệp về làng, đất nông nghiệp bị thu hẹp nên giống lúa này cũng dần mai một. 

Tại các xã khác trong huyện, diện tích nếp cái hoa vàng vẫn còn nhiều. Chị đứng ra thành lập HTX Nông nghiệp Hạnh Phúc, trụ sở tại thôn Phúc Long, xã Tăng Tiến với 8 thành viên, chủ yếu là nông dân. Với sự hỗ trợ, hướng dẫn của Liên minh HTX tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Việt Yên, các thành viên đóng góp hơn 700 triệu đồng xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc và nguyên liệu làm bánh. 

Sau gần 1 năm chuẩn bị, tháng 10/2021, những chiếc bánh chưng mang nhãn hiệu Hạnh Phúc lần đầu xuất hiện trên thị trường, đi vào hệ thống bán lẻ của các siêu thị: Winmart, Winmart+, Co.opmart... và đặc biệt đã có mặt tại hệ thống siêu thị AEON (Nhật Bản). Hiện HTX đã liên kết với người dân một số địa phương trong tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu trồng lạc để sản xuất thêm muối lạc. 

Trung bình mỗi tháng, HTX cung cấp ra thị trường 500 chiếc bánh chưng cùng 10 nghìn hộp muối lạc (240 gam/hộp). "Từ khi có sản phẩm đầu tiên, đến nay HTX đã đạt doanh thu khoảng 350 triệu đồng, bảo đảm việc làm, thu nhập cho 5 lao động trung niên tại địa phương. Theo kế hoạch, tháng 10 tới, chúng tôi sẽ đưa bánh chưng Hạnh Phúc tham gia OCOP, vừa để khẳng định chất lượng sản phẩm, vừa tạo đà mở rộng sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán tới”, chị Lê Hồng Vân chia sẻ.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 song toàn tỉnh có 141 HTX thành lập mới. Riêng 6 tháng đầu năm 2022 có 39 HTX thành lập mới, trong đó HTX nông nghiệp chiếm 80%.

Tham gia phát triển HTX, lực lượng nòng cốt không chỉ là thanh niên mà còn có nhiều người ở lứa tuổi khác. Điển hình như HTX Nông nghiệp xanh Đông Hưng (Lục Nam) do anh Hoàng Văn Chính (SN 1980) trú tại xã Quý Sơn (Lục Ngạn) làm Giám đốc được thành lập dựa trên nhóm bạn chuyên trồng rừng kinh tế tại huyện Lục Ngạn và Sơn Động. 

Đến nay sau gần 1 năm thành lập, cùng với phát triển vườn ba kích, sâm nam hơn 3 ha, các thành viên HTX đã đóng góp gần 10 tỷ đồng để mở rộng 200 ha rừng trồng. HTX Nham Biền xanh, thị trấn Nham Biền (Yên Dũng) thành lập từ 7 thành viên là những lao động trung niên và cán bộ nghỉ hưu trên địa bàn huyện. 

Ông Ong Đức Mai, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nói: "Với mong muốn phủ xanh những khu đất bỏ hoang, sau khi nghỉ hưu, tôi vận động một số người bạn góp vốn thành lập HTX với ngành nghề chính là trồng, chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu. Sau gần 8 tháng thành lập, chúng tôi đã thuê đất, trồng gần 5 ha cây hương thảo, vụ đầu đã thu được 6 tấn. Dù chưa nhiều song chúng tôi đã thấy được thành quả ban đầu do công sức mình bỏ ra”.

Trợ lực cho các HTX

Dù được thành lập dựa trên nhu cầu thực tế và đã tìm được hướng đi phù hợp song do thiếu vốn, công nghệ nên nhiều HTX cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động.

HTX Nham Biền xanh hiện chỉ có gần 5 ha (chủ yếu là thuê lại) làm tư liệu sản xuất, các máy móc thiết bị phục vụ chế biến chưa có. Hay như HTX Nông nghiệp xanh Đông Hưng cũng đang loay hoay tìm thêm hướng đi mới ngoài kinh tế rừng, việc liên kết sản xuất giữa các thành viên chưa chặt chẽ, mạnh ai nấy làm.

Nhằm giúp các HTX mới thành lập sớm khẳng định hướng đi cũng như chỗ đứng trên thị trường, thời gian qua, các ngành, địa phương cũng như từng chủ thể đã có những hoạt động hỗ trợ cụ thể.

 

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 song toàn tỉnh có 141 HTX thành lập mới, trong đó có 85 HTX nông nghiệp, 56 HTX phi nông nghiệp. Riêng 6 tháng đầu năm nay có 39 HTX thành lập mới, trong đó HTX nông nghiệp chiếm 80%.

 

HTX Thương mại và Dịch vụ Organic (TP Bắc Giang) cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho HTX Nham Biền xanh; sẵn sàng hướng dẫn, đưa giống dược liệu mới về trồng. Sở Khoa học và Công nghệ cam kết hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tiêu biểu của các HTX. 

Với vai trò cầu nối, Liên minh HTX tỉnh thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành cho các sáng lập viên, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, tạo điều kiện hỗ trợ vốn. 

Từ đầu năm đến nay, Liên minh HTX tỉnh giới thiệu hai HTX tiếp cận vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển của Liên minh HTX Việt Nam với tổng số vốn vay 11,4 tỷ đồng; hướng dẫn 47 HTX (chủ yếu HTX khởi nghiệp) hoàn thiện thủ tục vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh với tổng số tiền gần 15,9 tỷ đồng. 

Đặc biệt, Liên minh đang hỗ trợ 10 HTX ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và mô hình HTX nông nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bà Nguyễn Thị Thúy Dung, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: "Qua nắm bắt, các HTX mới thành lập từ năm 2021 đến nay đều dựa trên nhu cầu thực sự của các thành viên, có hướng đi cụ thể tiếp cận thị trường. Sau khi đi vào hoạt động, một số HTX đã có lợi nhuận, thành quả bước đầu. Tuy nhiên để khẳng định chỗ đứng, các HTX cần tính toán, lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh phù hợp với năng lực cũng như lợi thế tại địa phương để có bước đi vững chắc".

Theo Báo Bắc Giang(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự