Bắc Giang: Doanh thu từ vải thiều và dịch vụ phụ trợ đạt hơn 6,7 nghìn tỷ đồng
- Cập nhật: Thứ năm, 21/7/2022 | 8:09:02 AM
Tính đến ngày 20/7, tỉnh Bắc Giang đã kết thúc mùa vụ vải thiều năm 2022. Tổng sản lượng vải, doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đều cao hơn dự kiến.
![]() |
Người dân vùng vải Lục Ngạn phấn khởi vì vải được mùa, giá cao.
|
Diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang năm 2022 đạt 28,3 nghìn ha. Theo thống kê của Sở Công Thương Bắc Giang, tổng sản lượng vải thiều đạt hơn 199,5 nghìn tấn, giảm hơn 16,2 nghìn tấn so với năm 2021 nhưng cao hơn dự kiến gần 20 nghìn tấn.
Trong đó, vải sớm đạt hơn 61 nghìn tấn, tăng hơn 2,2 nghìn tấn so với năm 2021; vải chính vụ đạt hơn 138,5 nghìn tấn, giảm hơn 18,5 nghìn tấn. Sản lượng vải thiều xuất khẩu đạt khoảng 80 nghìn tấn (chiếm 38,07% tổng sản lượng).
Giá vải bình quân chung cả vụ đạt 22.100 đồng/kg. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 6,78 nghìn tỷ đồng, tương đương năm 2021. Trong đó, riêng doanh thu từ vải thiều đạt hơn 4,41 nghìn tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ dịch vụ phụ trợ.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 115,9 triệu USD, đạt 94,13% so năm 2021, trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ vải thiều đạt 75,4 triệu USD, còn lại là kim ngạch xuất khẩu từ dịch vụ phụ trợ. Vụ vải thiều năm nay được đánh giá là được mùa, được giá, tiêu thụ thuận lợi.
Theo Báo Bắc Giang(NT)
Các tin khác

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.