Làm giàu từ nuôi chim bồ câu
- Cập nhật: Thứ sáu, 19/8/2022 | 4:35:52 PM
Năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Trần Văn Quý (SN 1983) ở tổ dân phố Khiêu, thị trấn Phương Sơn, huyện Lục Nam (Lục Nam) đã thành công từ mô hình chăn nuôi chim bồ câu, hằng năm cho thu lãi hơn 1,2 tỷ đồng.
Anh Trần Văn Quý chăm sóc chim bồ câu của gia đình.
|
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nông thôn, gắn bó với đồng ruộng, cuộc sống của gia đình anh Quý vốn gặp nhiều khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, năm 2012, anh Quý đi xuất khẩu lao động tại nước Nga. Sau 5 năm anh trở về địa phương, với số tiền tích cóp được và tận dụng diện tích vườn đồi của gia đình, anh đầu tư chăn nuôi gà thả vườn nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Năm 2018, nhận thấy mô hình chăn nuôi chim bồ câu của một số hộ gia đình khác cho thu nhập cao, anh Quý đã đến học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích vườn đồi sang chăn nuôi chim bồ câu. Anh vay từ ngân hàng và huy động vốn của gia đình được khoảng 3 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại rộng 1.500 m2, mua giống, vật tư...
Ban đầu do chưa có kinh nghiệm, với tinh thần vừa làm, vừa học nên anh chỉ nuôi 2.500 đôi chim giống, toàn bộ là chim bồ câu Pháp, sau 8 tháng cho thu lãi 60 triệu đồng. Để chủ động nguồn giống, giảm chi phí, anh mua 3 lò ấp trứng. Hiện nay, trang trại của gia đình anh có 5 nghìn đôi chim bố mẹ và khoảng 5 nghìn đôi chim thương phẩm. Anh Quý cho biết: "Nuôi chim bồ câu ít mắc bệnh hơn so với gà, thị trường rộng, giá thành cao nên mô hình cho hiệu quả khá cao”. Để chim phát triển khỏe mạnh thì khâu chọn con giống và phòng bệnh là quan trọng nhất. Bởi vậy, con giống được anh lựa chọn rất kỹ, trong quá trình chăn nuôi, tổ chức tiêm phòng định kỳ, sử dụng các loại men vi sinh phun khử trùng tại khu chuồng trại. Ngoài ra, anh còn rắc vôi bột trong chuồng để khử trùng, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Vào mùa đông, anh dùng bạt che kín chuồng trại giữ ấm, mùa hè thì mở thoáng cửa và bật hệ thống quạt thông gió.
Các tin khác
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.