Bắc Giang nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/8/2022 | 4:40:30 PM

Với lợi thế phát triển nông nghiệp, huyện Lục Nam (Bắc Giang) xác định hình thành những vùng sản xuất tập trung, tạo thương hiệu, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản. Qua đó, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích sản xuất và thu nhập cho nông dân.

Thành viên HTX Nhãn Đan Hội thu hoạch sản phẩm.
Thành viên HTX Nhãn Đan Hội thu hoạch sản phẩm.

Đang trong vụ thu hoạch, có đơn hàng hơn một tấn nên dù trời nắng bỏng rát, các thành viên Hợp tác xã (HTX) Nhãn Đan Hội, xã Đan Hội vẫn miệt mài cắt, đóng túi trên những triền đồi bạt ngàn nhãn. Do hợp đất nên nhãn ở đây quả to, cùi dày, ăn ngọt, mát, sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Dù là Giám đốc HTX nhưng anh Vũ Văn Yến cũng lao động như các thành viên khác với bộ quần áo bảo hộ chuyên dụng, mũ, găng tay... 

Gạt mồ hôi trên trán, anh Vũ nói: "Nhãn Đan Hội nổi tiếng từ lâu nhưng trước đây người dân sản xuất đơn lẻ, nhà nào biết nhà đấy nên dẫu có ngon ngọt thì giá bán vẫn không tương xứng với chất lượng. Thấy rõ bất cập đó, đầu năm 2022, tôi và một số người tâm huyết khác làm thủ tục thành lập HTX, bước đầu tập hợp được 20 hộ, với diện tích hơn 20 ha chuyên canh nhãn. Vụ đầu tiên, các thành viên giúp đỡ nhau về kỹ thuật chăm sóc, tập trung lao động để thu hoạch cho từng nhà”. Được biết, HTX đang có kế hoạch mở rộng diện tích, thu hút thêm xã viên, hoàn thiện các bước tiến tới đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm OCOP. Từ đây, nhãn Đan Hội sẽ có cơ hội đi vào các siêu thị, tham gia chuỗi sản phẩm chất lượng cao, cải thiện thu nhập cho người sản xuất.

Là một thành viên tích cực của HTX, anh Nguyễn Văn Tám ở thôn Triệu, xã Đan Hội đầu tư máy sấy long nhãn hoạt động bằng điện thay cho than củi như trước, ban đầu chỉ có gia đình anh, hiện giờ đã có 10 nhà khác đầu tư máy. Anh Tám cho biết, nếu chỉ bán nhãn tươi sẽ chịu nhiều áp lực về thời gian thu hoạch ngắn, khó bảo quản. Sấy long nhãn bằng kỹ thuật mới cho ra sản phẩm đồng đều, ít hao hụt, chủ động điều chỉnh nhiệt độ và không gây ô nhiễm môi trường. "Long nhãn sấy có giá bán cao gấp hàng chục lần so với quả tươi, dễ dàng vận chuyển, được người tiêu dùng đón nhận, đặc biệt là đa dạng sản phẩm. Sắp tới tôi sẽ đầu tư xây dựng kho lạnh để có nhãn bán quanh năm”, anh Tám nói.

Không chỉ có xã Đan Hội, hiện diện tích trồng nhãn của toàn huyện khá lớn, với 750 ha, sản lượng năm nay ước đạt khoảng 9.600 tấn, tăng 15,4% so với năm 2021, tập trung tại các xã: Đan Hội, Lục Sơn, Đông Hưng, Đông Phú, Bình Sơn… Trong đó, diện tích nhãn được sản xuất theo hướng VietGAP khoảng 200 ha. Huyện chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng quy trình thâm canh mới, đưa các giống nhãn chín muộn vào trồng nhằm rải vụ; sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng từ 20-30% so với các giống nhãn cũ. Toàn huyện đã nhân rộng hơn 300 ha trồng giống nhãn chín muộn, trở thành cây hàng hóa chủ lực có thế mạnh của địa phương. 

HTX Dưa leo quê Lục Nam thu mua sản phẩm cho nông dân.

HTX Dưa leo quê Lục Nam thu mua sản phẩm cho nông dân.

Nhằm mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp tập trung, huyện Lục Nam còn khuyến khích các hình thức liên kết, hình thành vòng tròn khép kín, bền vững không chỉ cho cây nhãn mà nhiều loại cây trồng khác. Anh Hoàng Ngọc Tình, Giám đốc HTX Dưa leo quê Lục Nam, xã Đông Phú chia sẻ: "Thấy được vất vả, rủi ro của bà con nông dân nên HTX đứng ra cung cấp giống, phân bón, vật tư… đồng hành trong suốt quá trình chăm sóc, sau đó thu hoạch, bao tiêu sản phẩm. 

Hiện vùng liên kết của HTX mở rộng ra 50 ha trên địa bàn các xã Đông Phú, Đông Hưng, Tam Dị, sản lượng bình quân 10 nghìn tấn sản phẩm/năm, doanh thu khoảng 50 tỷ đồng. Trong số hơn 400 gia đình tham gia liên kết, đa số được HTX đầu tư, ứng trước chi phí đến khi bán sản phẩm mới phải thanh toán nên thu hút ngày càng nhiều hộ. HTX có hướng phát triển liên kết ra các xã, thị trấn khác trong và ngoài huyện; đồng thời, đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, TP”.

 

Hiện huyện Lục Nam hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tiêu biểu là duy trì diện tích trồng na đạt 1.730 ha, đứng đầu tỉnh về diện tích và sản lượng, chủ yếu ở các xã: Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Đông Phú, Cương Sơn… sản lượng hơn 14 nghìn tấn/năm, trong đó diện tích áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP đạt 1.280 ha. Vùng trồng dứa hơn 400 ha ở các xã: Bảo Sơn, Tam Dị... Rau màu các loại ước khoảng 6.150 ha (rau chế biến, rau an toàn đạt 3.800 ha).

 

Để cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025), Huyện ủy ban hành kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao; tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu, hiệu quả, sức cạnh tranh, nhất là đối với các sản phẩm OCOP chủ lực; gắn với thực hiện Nghị quyết số 401-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. 

Theo đồng chí Vũ Văn Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, hiện nay huyện hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tiêu biểu là duy trì diện tích trồng na đạt 1.730 ha, đứng đầu tỉnh về diện tích và sản lượng, chủ yếu ở các xã: Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Đông Phú, Cương Sơn… sản lượng hơn 14 nghìn tấn/năm, trong đó diện tích áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP đạt 1.280 ha. Vùng trồng dứa hơn 400 ha ở các xã: Bảo Sơn, Tam Dị... Rau màu các loại ước khoảng 6.150 ha (rau chế biến, rau an toàn đạt 3.800 ha). 

Thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực, đặc trưng; chỉ rõ quy mô diện tích, phạm vi ranh giới đến từng xã các vùng sản xuất lúa, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gà, lợn, thủy sản... Đầu tư hạ tầng, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào các khâu sản xuất. Tăng cường hỗ trợ đầu tư, mở rộng quy mô, diện tích sản xuất sản phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất; quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Theo Báo Bắc Giang(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự