Thị trường bánh Trung thu vào mùa

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/8/2022 | 9:01:30 AM

Còn khoảng một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng trên các tuyến phố Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Thụy Khuê, Trần Thái Tông, Trần Đăng Ninh... ở thủ đô, nhiều gian hàng bánh Trung thu của các thương hiệu quen thuộc như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bánh Mứt kẹo Hà Nội, Madame Hương… đã bắt đầu mở bán. Điều này làm cho đường phố thêm rực sáng, không khí đón Trung thu thêm cận kề hơn.

Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN

Theo chị Lâm Nguyễn Anh Thư, chủ cửa hàng bánh Kinh Đô trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, năm nay của hàng chị đã chuẩn bị gian hàng bán bánh sớm hơn mọi năm để người tiêu dùng có thêm thời gian chọn lựa. Thời điểm này, người tiêu dùng bắt đầu mua nhiều, chị hy vọng vài ngày nữa lượng khách mua đông hơn.

Qua tìm hiểu tại thị trường cho thấy, tuy giá nguyên liệu đầu vào tăng khá cao từ 10-20% so với năm ngoái, nhưng giá bán của các loại bánh trung thu năm nay tăng nhẹ. Chị Nguyễn Thị Hoài Thu, nhân viên một cửa hàng bánh Trung thu trên trên phố Bà Triệu chia sẻ, do giá nguyên liệu đầu vào và các dịch vụ tăng so với năm ngoái, nên năm nay, các hãng đều đồng loạt tăng giá. Phần lớn giá bán ra tăng khoảng 2.000-5.000 đồng/cái so với các năm trước, giao động ở mức từ 55.000-75.000 đồng/cái và từ 240.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/hộp tùy loại.

Nhân viên bán hàng của Công ty Bánh kẹo Hà Nội cho biết, giá bánh bán ra năm nay của công ty tăng không đáng kể khoảng 4.000-6.000 đồng/cái so với năm ngoái. Theo đó, giá bán lẻ niêm yết từ 50.000 - 75.000 đồng/cái. Tương tự, tại quầy bánh Trung thu trên phố Bà Triệu chị Lê Bích Thủy cho biết, phần lớn giá bánh bán ra tăng nhẹ so với các năm trước, với mức 55.000 – 65.000 đồng/cái tùy loại, có loại đặc biệt lên tới hơn 100 nghìn đồng/cái.

"Mức tăng không nhiều, do vậy nhu cầu mua của người dân cũng nhộn nhịp và một số cơ quan đơn vị đã mua số lượng lớn để biếu", chị Bích nói.

Một nhân viên tiệm bánh trung thu gia truyền Bảo Phương (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) cho hay, tình hình kinh doanh năm nay nhộn nhịp hơn và thời điểm hiện tại lượng người mua khá đông. Nhiều khách hàng đặt hàng từ tuần trước, khách mua lẻ chưa phải xếp hàng nhưng mỗi ngày cửa hàng bán vài trăm bánh.

Theo nhân viên này, mặc dù năm nay nguyên liệu tăng từ 10-15% nhưng vì cửa hàng chuyên sản xuất bánh cổ truyền và đã có thương hiệu nhiều năm nên cửa hàng cố  gắng không tăng giá bánh quá cao. Cụ thể, chỉ từ 5.000 đồng/bánh với những bánh có nhân thịt, còn các bánh khác vẫn giữ nguyên giá từ 30.000-40.000 đồng/bánh.

Theo chị Bích Hồng, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, năm nay chị cũng có kế hoạch mua bánh sớm biếu ông bà và đối tác. Tuy nhiên, mua biếu khách hàng số lượng lớn cũng phải cân nhắc bởi mọi năm giá bánh truyền thống nhân đậu xanh, hạt sen khoảng 50.000 đồng/bánh, năm nay là 57.000 đồng/bánh; bánh nhân thập cẩm, jambon khoảng 65.000 đồng/bánh, năm nay là 70.000 đồng đến 73.000 đồng/bánh. Các thương hiệu bánh đều đồng loạt tăng giá, mua lẻ hay mua theo hộp 4 chiếc hoặc 6 chiếc tính ra phải bỏ thêm vài chục nghìn đồng cũng không phải ít.

Hiện, mặt hàng được nhiều người ưa chuộng vẫn là các loại bánh đến từ những thương hiệu lớn như: bánh của Công ty Bánh Mứt kẹo Hà Nội, Kinh Đô, Bibica…; trong đó, bánh Kinh Đô vẫn là thương hiệu được lòng nhiều khách hàng nhất, bởi chất lượng và mẫu mã vượt trội hơn các loại bánh khác.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường, năm nào cũng vậy, Kinh Đô tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm từ bình dân đến cao cấp để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn phù hợp với túi tiền. Một số mặt hàng bánh Trung thu Kinh Đô truyền thống như bánh nướng, bánh dẻo vị đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen… giá niêm yết  từ 55.000-62.000 đồng/bánh.

Đối với dòng sản phẩm biếu tặng, giá thấp nhất 600.000 đồng. Cao cấp nhất là bánh Trung thu "Trăng vàng kim cương trường khang” với 6 bánh loại 180 gam tặng kèm theo hộp trà Ô Long 50 gam, giá 3,5 triệu đồng/hộp.

Trung thu năm nay, Bibica đưa ra thị trường hơn 60 loại bánh với 3 dòng chính là bánh Trung thu cao cấp, bánh Trung thu dinh dưỡng và bánh Trung thu truyền thống. Giá dao động từ 41.000-140.000 đồng/bánh cho dòng phổ thông, dòng cao cấp; sang trọng có giá từ 270.000-2.600.000 đồng/hộp.

Theo các đơn vị sản xuất, kinh doanh, năm nay, không chỉ yêu cầu cao với từng chiếc bánh, người tiêu dùng cũng khắt khe hơn về thiết kế bao bì, vì những hộp bánh này còn là quà biếu đến ông bà, bạn bè, đối tác trong dịp lễ. Ngoài việc đưa nguyên liệu mới vào trong bánh Trung thu, các đơn vị sản xuất còn chú trọng đến hình thức, kiểu dáng: vỏ hộp được làm bằng gỗ in hoa văn nổi, hoặc hộp giấy cao cấp được thiết kế hiện đại, sang trọng…

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng, trong dịp Tết Trung thu năm nay, các nhà quản quản lý cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên tìm mua sản phẩm của các cơ sở sản xuất có uy tín, không nên mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

 Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự