Bắc Giang: Vốn tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả
- Cập nhật: Thứ hai, 12/9/2022 | 5:16:26 PM
Ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) nhằm tách tín dụng chính sách ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo.
Mô hình trồng dứa của gia đình ông Lâm Văn Vạn, xã Bảo Sơn (Lục Nam).
|
Cùng đó, Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 28/QĐ-HĐQT ngày 14/1/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Việt Nam với nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, đối tượng chính sách khác.
Không "cho cá” mà trao "cần câu"
Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh đã xây dựng, hoàn thiện bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ thường xuyên được quan tâm bồi dưỡng đạo đức và nghiệp vụ, tập trung phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh giải ngân vốn vay cho khách hàng. |
Trong suốt 20 năm qua, người dân trong tỉnh, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách quen thuộc với hình ảnh cán bộ ngân hàng hằng tháng có mặt tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn để giải ngân, thu nợ, thu lãi và nhận tiền gửi của khách hàng. Với phương châm "giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, đến nay ngân hàng xây dựng được 209 điểm giao dịch tại 209 xã, phường, thị trấn.
Việc làm này là bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ, thông tin về tín dụng. Đặc biệt, quá trình triển khai Nghị định số 78 của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được quan tâm hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn gồm: Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH cấp tỉnh và huyện; bộ máy điều hành tác nghiệp là các phòng chuyên môn tại Hội sở tỉnh, các phòng giao dịch cấp huyện.
Phương thức cho vay chủ yếu là trực tiếp có ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Theo đó, nguồn vốn tín dụng chính sách không ngừng tăng trưởng, huy động được các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của đối tượng chính sách.
Từ 3 chương trình tín dụng ban đầu (cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn) với dư nợ 227 tỷ đồng, đến nay đơn vị đang thực hiện 20 chương trình như: Cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ tạo việc làm, duy trì tạo việc làm; trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi; hộ nghèo về nhà ở...
Tổng dư nợ đạt hơn 5,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5,4 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 25 lần so với năm 2002, tăng trưởng bình quân 18,6%/năm. Toàn tỉnh hiện còn hơn 106 nghìn hộ nghèo, đối tượng chính sách đang có dư nợ.
Ngân hàng không trao "con cá” mà trao "cần câu” để các đối tượng chính sách đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Qua đó giúp gần 177 nghìn lượt hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho hơn 58 nghìn lao động; gần 154 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập, mua thiết bị học tập trực tuyến; hỗ trợ xây mới, xây dựng, sửa chữa hơn 10 căn nhà cho hộ nghèo....
Điển hình như gia đình ông Lâm Văn Vạn, thôn Đồng Cống, xã Bảo Sơn (Lục Nam) nhiều năm liền là hộ nghèo, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Năm 2019, gia đình được Tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn hướng dẫn làm hồ sơ vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo trong 5 năm.
Có vốn, ông thuê máy móc, nhân công và mua phân bón cải tạo gần 2 ha đồi rừng trồng dứa, bạch đàn. Sau hơn một năm, khoảng 1 ha dứa cho thu hoạch, sản lượng đạt 40 tấn, thu về 280 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng. Những năm sau, ông tiếp tục trồng dứa, đến nay gia đình đã thoát nghèo. Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều gia đình khác cũng phát triển kinh tế, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Tiếp tục nâng chất lượng tín dụng
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người của người dân trên địa bàn từ 3,8 triệu đồng/năm (năm 2002) lên 67,3 triệu đồng/người/năm (năm 2021); giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 30,67% (năm 2005) xuống còn 5,27% (năm 2021), đứng thứ 36/63 tỉnh, TP trong cả nước theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Đời sống của người dân, nhất là người nghèo ngày càng được cải thiện.
Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng CSXH tỉnh luôn quan tâm củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Đơn vị phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác các cấp, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đôn đốc thu hồi dứt điểm nợ quá hạn tồn đọng, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh.
Với những thành quả đạt được, 20 năm qua Ngân hàng CSXH tỉnh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì; Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... |
Ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh cho biết: "Kết quả trên có được là do thời gian qua, đơn vị luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ngân hàng CSXH Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chính quyền các cấp.
Qua đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoạt động ngày càng hiệu quả. Đồng thời có sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ ngân hàng và sự phối hợp của các hội, đoàn thể nhận ủy thác, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn”.
Với những thành quả đạt được, 20 năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì; Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành T.Ư.
Ngân hàng CSXH tỉnh vinh dự là một trong hai đơn vị trong toàn quốc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng Cờ thi đua vì có thành tích xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng năm 2021.
Thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định, bền vững, bảo đảm chuyển tải tốt các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách khác. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng bình quân 8-10%/năm; 100% hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng tín dụng ngày càng cao, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%...
Các tin khác
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).