Kết nối cung cầu nông sản chủ lực Hải Dương và các tỉnh phía Bắc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/12/2021 | 5:42:53 PM

Ngày 9/12, tại Hải Dương, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã tổ chức Hội nghị “Kết nối cung cầu nông sản chủ lực Hải Dương và các tỉnh phía Bắc”.

ấm nút đưa các sản phẩm OCOP của Hải Dương lên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
ấm nút đưa các sản phẩm OCOP của Hải Dương lên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

 

Chú thích ảnh

Bấm nút đưa các sản phẩm OCOP của Hải Dương lên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

 

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của đại diện ngành nông nghiệp một số địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản tại 35 điểm cầu trong và ngoài tỉnh.

Theo ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức do dịch COVID-19, nhưng ngành nông nghiệp Hải Dương đã sáng tạo, vượt qua khó khăn. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt 6,8%, cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ hai trong cả nước.

Đến nay, Hải Dương đã xây dựng được 8 nhóm nông sản chủ lực với gần 100 sản phẩm OCOP. Nhiều sản phẩm được đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, truy xuất nguồn gốc, hình thành liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu nông sản cũng được mở rộng, nhất là nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển đầu tư, kinh doanh, xuất khẩu, song cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Để tiếp tục phát triển trong những năm tới, các tỉnh, thành phố cần phát huy lợi thế của từng địa phương, phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi, lựa chọn công nghệ phù hợp, tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng, tăng sản phẩm an toàn và sản phẩm hữu cơ. Đồng thời, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số.

Để thích ứng an toàn, linh hoạt trong bối cảnh dịch COVID-19, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp với các đơn vị ký kết biên bản hợp tác, tăng cường tiêu thụ, đa dạng hóa hình thức thương mại điện tử, tổ chức các diễn đàn, hội chợ, giới thiệu tiến bộ kỹ thuật mới, nhân rộng mô hình hiệu quả kinh tế cao; xây dựng chuyên trang điện tử "Phiên chợ khuyến nông”…

Chú thích ảnh

Các đại biểu thăm quan các sản phẩm OCOP của Hải Dương. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

 

Cũng tại hội nghị, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu nông sản và đại diện các sàn thương mại điện tử đều đánh giá cao sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương; đồng thời, bày tỏ mong muốn kết nối với các hộ sản xuất, hợp tác xã để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chinh phục được thị trường cao cấp. Ngành nông nghiệp Hải Dương đã có nhiều nỗ lực để theo kịp xu thế phát triển của thị trường, đặc biệt trong giai đoạn COVID-19, sản phẩm cũng ngày càng được chú trọng để nâng cao chất lượng, giá bán cạnh tranh. Đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng cam kết hỗ trợ người sản xuất để đưa sản phẩm Hải Dương đến người tiêu dùng cả nước.

Lãnh đạo Công ty cổ phần Ameii Việt Nam cho biết, sau quá trình xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang 25 quốc gia, tạo được sự ổn định về giá nông sản với các đối tác quốc tế, doanh nghiệp khẳng định nếu các sản phẩm nông sản ngày càng nâng cao chất lượng sẽ sẵn sàng đồng hành cùng nông dân đưa nông sản đi khắp thế giới.

Tại hội nghị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã ký kết biên bản hợp tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực với các hợp tác xã trong tỉnh. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác khuyến nông giới thiệu, quảng bá, kết nối cung cầu các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP giữa các bên.

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng đã chứng kiến Lễ nhấn nút đưa nông sản lên 2 sàn thương mại điện tử là Voso.vn và Postmart.vn.

Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự