Bắc Giang xuất khẩu vải thiều sang Mỹ: Mấu chốt là khắc phục hạn chế trong khâu chiếu xạ
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/11/2022 | 3:56:19 PM
Ngày 11/11, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp (DN) của Hoa Kỳ đến tìm hiểu thị trường nông sản, hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu vải của tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, huyện trong tỉnh.
![]() |
Quang cảnh buổi làm việc.
|
Mở đầu buổi làm việc, đồng chí Phan Thế Tuấn bày tỏ vui mừng được đón đoàn DN của Hoa Kỳ về làm việc tại tỉnh, trong đó quan tâm đến vải thiều của Bắc Giang. Đặc biệt, đồng chí cảm ơn bà Amy Nguyễn, Chủ tịch Công ty Dragonberry Produce (Hoa Kỳ) đã rất tâm huyết, có công lớn đối với xuất khẩu trái cây của Việt Nam nói chung, Bắc Giang nói riêng sang Hoa Kỳ.
Đồng chí thông tin, vải thiều là sản phẩm nổi tiếng của tỉnh, đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Nhân dịp này, địa phương có cơ hội quảng bá sản phẩm, DN Hoa Kỳ cũng có điều kiện tìm hiểu tiềm năng của Bắc Giang, ngoài vải thiều, Bắc Giang còn sản phẩm chủ lực, đặc trưng chất lượng khác.
Trao đổi tại hội nghị, bà Amy Nguyễn chia sẻ, người dân Hoa Kỳ coi vải thiều là một loại siêu trái cây, rất thích thú khi sử dụng. Năm 2022, Công ty nhập khẩu vải thiều trị giá khoảng 50-60 triệu USD song nguồn cung chủ yếu từ DN Trung Quốc.
Đồng chí Phan Thế Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. |
Vụ vải vừa qua, Công ty cũng nhập khẩu vải thiều từ Bắc Giang. Tuy nhiên phải vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh chiếu xạ, sau đó đi bằng đường biển hoặc đường hàng không đến Hoa Kỳ. Thời gian khá dài khiến một số sản phẩm bị hư hỏng. Điều này đặt ra vấn đề là cần có cơ sở chiếu xạ tại Hà Nội, rút ngắn thời gian vận chuyển vải sang Hoa Kỳ.
Bà Amy cung cấp thêm, đơn vị là một DN xuất, nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ với hàng nghìn cửa hàng trên toàn quốc. Hệ thống bán hàng không chỉ cung cấp cho người gốc Á mà cả người dân Hoa Kỳ.
Như vậy là thị trường đã có, tiềm năng lớn nhưng làm sao để có sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường này cần có bước đi bài bản.
Bà Amy Nguyễn chia sẻ một số thông tin về thị trường trái cây Hoa Kỳ. |
Đơn vị mong muốn trong tháng 3/2023, phía Bắc Giang sẽ cung cấp một số thông tin cụ thể, các điều kiện cần thiết để tháng 6/2023 tiếp tục thực hiện những công đoạn, phấn đấu xuất khẩu vải thiều sang Hoa Kỳ với sản lượng cao hơn năm 2022. Qua đó, đa dạng thị trường tiêu thụ, tránh phụ thuộc vào số ít thị trường.
Trước ý kiến của DN, đồng chí Phan Thế Tuấn thông tin, hiện tỉnh cũng đang quan tâm tháo gỡ "nút thắt” về khâu chiếu xạ.
Tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cơ quan chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT có hướng giải quyết, sớm khắc phục tình trạng này. Đề nghị các hãng hàng không có chính sách ưu đãi đối với DN, doanh nhân khi vận chuyển vải thiều.
Hiện nay, Bắc Giang đang khó khăn về bảo quản nông sản sau thu hoạch. Hoa Kỳ có kinh nghiệm bảo quản nông sản từ nhiều năm. Bắc Giang mong muốn được các DN phía Hoa Kỳ chia sẻ, hợp tác, góp phần bảo quản trái vải được lâu hơn mà không giảm chất lượng.
Đồng chí giao các ngành, địa phương chuẩn bị tốt những điều kiện để vụ vải năm 2023 xuất khẩu vải thiều, trong đó có thị trường Hoa Kỳ.
Chiều cùng ngày, đoàn DN Hoa Kỳ thăm vùng sản xuất vải thiều và một số sản phẩm đặc trưng của Lục Ngạn.
Theo Báo Bắc Giang(NT)
Các tin khác

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.