Xây dựng mô hình dự báo cung-cầu lao động

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2022 | 9:10:26 AM

Trong những tháng cuối năm, Tết đã cận kề, nhưng hàng chục nghìn người lao động các tỉnh phía nam bị mất việc và có nguy cơ mất việc do các doanh nghiệp, nhà máy thiếu đơn hàng, con số này có thể tăng lên khi các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa thể hồi phục. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua cho thấy, người lao động dễ bị “đào thải” phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Đây là hệ quả của nền kinh tế thâm dụng lao động và người lao động dễ bị mất việc khi thị trường lao động có biến động, dịch bệnh, kinh tế suy thoái.

Sản xuất động cơ điện tại một doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai). (Ảnh: LÂM BÌNH và TÂN VƯƠNG)
Sản xuất động cơ điện tại một doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai). (Ảnh: LÂM BÌNH và TÂN VƯƠNG)


Có thể thấy, "cung” và "cầu” là hai yếu tố cơ bản góp phần hình thành và phát triển thị trường lao động. Sự biến động của cung, cầu lao động, cũng như việc không đánh giá được đúng tình hình cung, cầu sẽ dẫn đến biến động của cả thị trường lao động. Trong bối cảnh tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và các xu thế lớn khác, hơn lúc nào hết đang tác động mạnh mẽ đến cả cung và cầu thị trường lao động nước ta.

Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), thời kỳ hậu Covid-19, nguồn "cung” lao động về số lượng đã có sự thay đổi rõ nét. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III/2022 là 51,9 triệu người, tăng hơn 0,2 triệu người so với quý trước đó và đặc biệt tăng gần 2,8 triệu người so cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý III/2022 là 68,7%, tăng 0,2 điểm phần trăm so quý trước đó và tăng 3,1 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2021. Về chất lượng cũng đang có sự thay đổi tích cực; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý III/2022 là 26,3%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so quý trước đó và hơn 0,2 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2021. Thách thức đang đặt ra rất nhiều đối với "cung” lao động cả về số lượng và chất lượng, khi thiếu hụt lao động cục bộ vẫn diễn ra ở một số địa phương, lĩnh vực, ngành nghề.

Thách thức đang đặt ra rất nhiều đối với "cung” lao động cả về số lượng và chất lượng, khi thiếu hụt lao động cục bộ vẫn diễn ra ở một số địa phương, lĩnh vực, ngành nghề. Sự biến động về "cầu” lao động cũng diễn ra ở khắp các lĩnh vực, ngành nghề, đòi hỏi nguồn cung lao động thích ứng phù hợp cả về số lượng và chất lượng...

Đồng thời, "cầu” lao động cũng có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, khi trong quý III/2022, tình hình kinh tế-xã hội nói chung và tình hình lao động việc làm nói riêng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người, tăng 255,2 nghìn người so với quý trước và tăng 3,5 triệu người so quý III/2021 (quý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19). Tuy nhiên, sự biến động về "cầu” lao động cũng diễn ra ở khắp các lĩnh vực, ngành nghề, đòi hỏi nguồn cung lao động thích ứng phù hợp cả về số lượng và chất lượng...

 

Sự biến động về "cung” và "cầu” lao động diễn ra là sự tất yếu. Tuy nhiên, thay vì bị động, các cơ quan quản lý phải chủ động nắm bắt, làm chủ những diễn biến thay đổi của "cung” và "cầu” lao động thì mới có thể quản trị, điều tiết như trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 (Đại hội XIII của Đảng) đã nêu rõ: "Tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất, hội nhập, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước”.

Với thực tế nêu trên, hiện nay Cục Việc làm đang nỗ lực xây dựng và phát triển một mô hình phân tích và dự báo cung-cầu lao động; góp phần giúp Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng cốt lõi là phân tích và dự báo cung-cầu lao động để cung cấp thông tin kịp thời và làm cơ sở hoạch định và điều hành chính sách tốt hơn. Đại diện lãnh đạo Cục Việc làm cho rằng, trong dự báo thị trường lao động, cần xác định rõ đối tượng và mục đích để dự báo chiến lược nhằm xây dựng, thực hiện ban hành các nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cũng như các nghị quyết phát triển các vùng, miền của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, có dự báo hỗ trợ phát triển thị trường lao động phục vụ điều hành, hỗ trợ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm. Một dự báo về thị trường lao động cần bảo đảm ở tầng quốc gia, tầng địa phương; từ đó, hình thành mô hình dự báo tốt cho việc điều hành của Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Theo Báo Nhân Dân (NT)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Blueway Vina, Khu công nghiệp Vân Trung (thị xã Việt Yên).

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu. Ảnh: TTXVN

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Đường giao thông khu dân cư khu vực thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Ảnh Danh Lam: TTXVN

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự