Miền quả ngọt Lục Ngạn

  • Cập nhật: Chủ nhật, 4/12/2022 | 10:43:37 PM

Lục Ngạn (Bắc Giang) có gần 28 nghìn héc-ta cây ăn quả các loại, được mệnh danh là "thủ phủ trái cây của miền bắc". Mùa cam, bưởi năm nay, huyện vừa tổ chức thành công Chương trình du lịch "Về miền quả ngọt Lục Ngạn", đón nhiều khách tham quan, phát triển kinh tế và chung tay phát triển nông thôn mới.

Lục Ngạn vừa phát triển vườn cây ăn quả vừa sáng tạo trong thu hút khách du lịch.
Lục Ngạn vừa phát triển vườn cây ăn quả vừa sáng tạo trong thu hút khách du lịch.

Chị Trần Thị Trang, một du khách ở Hà Nội tham quan trang trại nhà ông Nguyễn Văn Hữu, thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, thốt lên: "Đất ở đây cho cam và bưởi to, ngọt. Du lịch trải nghiệm trong vườn hoa quả như thế này thật thú vị". Nhiều du khách đang trải nghiệm nơi đây cũng rất ấn tượng về những vườn cây ăn quả sai trĩu cành. Không chỉ thỏa sức chụp ảnh trong vườn cam, bưởi sai trĩu quả, khách du lịch còn được thưởng thức hoa quả miễn phí. Tại đây có gian trưng bày, bán một số nông sản của địa phương như mật ong, mì Chũ, rượu Kiên Thành, vải thiều sấy khô... để khách mua làm quà biếu. Ông Hữu hiện là Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp và Thương mại du lịch Thanh Hải với gần 10 thành viên tham gia. Gia đình ông có diện tích cam, bưởi lớn nhất trong số các thành viên của Hợp tác xã (khoảng 10ha), sản lượng quả năm nay ước đạt 300 tấn.

Phải khẳng định, thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Lục Ngạn thổ nhưỡng lý tưởng, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, kết hợp với sự cần cù, chịu khó, tinh thần cầu tiến của người dân đã giúp Lục Ngạn vươn mình phát triển, trở thành vùng canh tác cây ăn quả lớn. Mỗi năm đến hè, khắp cả huyện Lục Ngạn đều rực rỡ sắc đỏ vải thiều. Đây là loại cây có giá trị kinh tế lớn, giúp nhiều hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện xóa đói, giảm nghèo, gia tăng thu nhập. Hơn hai thập niên trôi qua, cây vải thiều đã trở thành niềm tự hào đối với mỗi người dân Lục Ngạn.

Không chỉ nổi danh là "vương quốc vải thiều", bốn mùa trong năm huyện Lục Ngạn đều sẵn lòng thết đãi du khách thập phương bằng những bữa "yến tiệc" hoa quả thơm ngọt. Cứ đến tầm khoảng tháng 10 đến tháng 12, Lục Ngạn lại sôi động bước vào mùa thu hoạch cam, bưởi, táo, ổi, chuối... Vào những ngày này, du khách có thể trải nghiệm tận tay hái quả khi đến thăm các nhà vườn, hoặc thưởng thức những món ăn độc đáo làm từ cam, bưởi như cùi bưởi chiên, gỏi bưởi, gà hấp bưởi… Không những vậy, du khách còn được tự mình trải nghiệm nhiều hoạt động thực tế thú vị như tham gia làm vườn, học cách thổi kèn lá, hay ngồi trên xe trâu bánh gỗ đi dạo trên những con đường làng bốn mùa ngập trong sắc hoa, cây trái.

Từ những tiềm năng và thế mạnh của vùng đất, huyện Lục Ngạn xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm và từng bước đưa du lịch trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Chương trình du lịch "Về miền quả ngọt Lục Ngạn" năm 2022 nhằm đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền và nâng cao giá trị của thương hiệu trái cây Lục Ngạn. Đồng thời, huyện Lục Ngạn cũng chọn năm hợp tác xã để đưa du khách đến tham quan, trải nghiệm các vườn trái cây, quảng bá nghề thủ công truyền thống, đặc sản của địa phương như mì Chũ, rượu men lá, mật ong và các nông sản khác.

 

Nhằm thu hút khách đến với huyện Lục Ngạn nhiều hơn, thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo tiếp tục lựa chọn các điểm, sản phẩm du lịch có thế mạnh để đầu tư. Định hướng các hợp tác xã xây dựng điểm du lịch với nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm, tạo điểm nhấn, sự khác biệt để giữ chân du khách.

Ngoài ra, huyện Lục Ngạn đang nỗ lực, tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng. Đời sống của người dân nông thôn từng bước được cải thiện. Huyện có thêm ba thôn đạt tiêu chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu (thôn Ngọc Nương, xã Mỹ An; thôn Chể, xã Phượng Sơn và thôn Hạ Long, xã Giáp Sơn), lũy kế đạt chín thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Một số xã cũng triển khai, học hỏi kinh nghiệm xã Quý Sơn, đã hoàn thành mục tiêu xã nông thôn mới nâng cao. Cụ thể, thành lập ban vận động xây dựng nông thôn mới tại các thôn, với các thành viên là cán bộ, đảng viên, trưởng dòng họ, những người có uy tín, trách nhiệm thực hiện vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, con em làm ăn thành đạt ở xa quê thông qua các phương tiện thông tin, mạng xã hội.

Văn phòng điều phối Nông thôn mới của huyện đang tích cực phối hợp Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Bắc Giang, các phòng, ban chuyên môn liên quan để triển khai tập huấn, hướng dẫn các nội dung cơ chế, chính sách mới thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Blueway Vina, Khu công nghiệp Vân Trung (thị xã Việt Yên).

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu. Ảnh: TTXVN

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Đường giao thông khu dân cư khu vực thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Ảnh Danh Lam: TTXVN

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự