Yên Thế: Giảm nghèo nhờ phát triển lâm nghiệp
- Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2022 | 10:40:24 AM
Trồng rừng sản xuất phát triển ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) từ hàng chục năm nay. Các khâu: Trồng, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đem lại thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống người trồng rừng.
![]() |
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Yên Thế kiểm tra rừng tự nhiên ở bản Xoan, xã Xuân Lương. Ảnh: Thế Đại.
|
Tăng hiệu quả sản xuất
Là huyện miền núi, cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản của huyện Yên Thế vẫn chiếm tỷ trọng cao. Trong đó sản xuất lâm nghiệp chiếm khối lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu khá lớn. Diện tích rừng sản xuất của Yên Thế hiện có 12 nghìn ha, trong đó rừng đủ chu kỳ khai thác hằng năm 941 ha cho sản lượng gần 95 nghìn m3 gỗ. Trước đây cơ cấu cây trồng của Yên Thế chủ yếu là bạch đàn, chu kỳ thu hoạch từ 7-8 năm. Sản phẩm chủ yếu là gỗ trụ mỏ và gỗ gia dụng, hiệu quả kinh tế không cao, thị trường không ổn định. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, một số giống cây có giá trị, chu kỳ ngắn hơn được đưa vào trồng như keo lai, bạch đàn đã giúp cho nghề trồng rừng ở Yên Thế phát triển mạnh mẽ, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để nâng cao chất lượng cây lâm nghiệp, Công ty Lâm nghiệp Yên Thế đã và đang là nòng cốt nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình nâng cao chất lượng cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Ngoài việc tổ chức trồng rừng trên diện tích đất được nhà nước giao, công ty còn là trung tâm tiếp thu cây trồng mới từ các viện nghiên cứu cây lâm nghiệp về trồng trên địa bàn.
Hiện công ty quản lý 23 nghìn ha rừng và đất rừng trong đó có 40 ha rừng phòng hộ và 2.000 ha rừng sản xuất. Mỗi năm doanh nghiệp có 200 ha (10% diện tích rừng sản xuất) đến chu kỳ khai thác. Sản lượng gỗ khai thác, chế biến hằng năm ước đạt 26 nghìn m3 để sản xuất ván ép thành phẩm xuất khẩu. Hiện tại công ty có hàng chục HTX, tổ hợp tác chuyên sản xuất cây giống cung ứng cho các địa phương trong và ngoài huyện trồng rừng hằng năm. 20 triệu cây giống tốt do các HTX, tổ hợp tác sản xuất bán cho các tỉnh miền Trung.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Yên Thế kiểm tra rừng tự nhiên ở bản Xoan, xã Xuân Lương. Ảnh: Thế Đại. |
Gia đình ông Nguyễn Đông Giới, xã Tam Tiến là một hộ trồng rừng và có cơ sở chế biến gỗ ván ép xuất khẩu. Diện tích rừng sản xuất của gia đình không lớn, nhưng cơ sở chế biến của gia đình ông vẫn hoạt động đều trong năm. Ông Giới cho biết gỗ nguyên liệu để duy trì hoạt động của xưởng được ông nhập về từ Quảng Ninh, Hải Dương và các tỉnh miền Trung. Xưởng chế biến gỗ của gia đình ông thu hút 13 lao động tại địa phương, mỗi ngày bóc 60-70m3 gỗ. Mỗi lao động làm đủ công một tháng thu nhập trên dưới 10 triệu đồng.
Tại xã Tam Tiến hiện có 25 điểm bóc gỗ làm ván ép xuất khẩu. Trồng rừng sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trong xã. Xã Tam Tiến đặc biệt khó khăn khi xưa nay đã được thay bằng nhà cao, cửa rộng, đường giao thông được nâng cấp, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 2-3%, hiện còn trên 3%.
Sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường
Các xưởng sản xuất ván ép đã thải ra 20% chất phế thải phát sinh vấn đề về môi trường. Mỗi năm các xưởng bóc gỗ thải ra hàng nghìn tấn phế liệu là vỏ gỗ. Người dân mang đốt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề rác thải từ hàng trăm cơ sở bóc gỗ, một doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén từ phế thải gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhà máy chế biến viên nén sử dụng từ 6 nghìn đến 7 nghìn tấn phế thải mỗi tháng.
Nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn huyện Yên Thế. |
Thời kỳ đầu nhà máy chỉ đem xe vào các xưởng bóc gỗ lấy phế thải về sản xuất. Đến nay nhà máy phải mua với giá hơn 800 nghìn đồng/tấn phế thải. Nguồn thu từ chế biến gỗ của người dân tăng lên. Nhà máy có nguyên liệu để ổn định sản xuất. Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, nhà máy đã xuất được 60 nghìn tấn sản phẩm viên nén sang Nhật, Hàn Quốc. Hàng nghìn tấn phế tải gây ô nhiễm môi trường được giải quyết hiệu quả, mang lại việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thế lần thứ XXII đã chỉ rõ: Yên Thế chú trọng sử dụng có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp, phát triển mạnh trồng rừng kinh tế với loại cây chủ lực là keo lai, bạch đàn giống mới và một số cây bản địa, áp dụng kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn.
Huyện Yên Thế phấn đấu đến năm 2025, trồng mới 6 nghìn ha rừng tập trung, với 2 nghìn ha rừng gỗ lớn; có 2 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp, hằng năm sản xuất, cung ứng ra thị trường 20 triệu cây giống chất lượng. |
Huyện phấn đấu đến năm 2025, trồng mới 6 nghìn ha rừng tập trung, với 2 nghìn ha rừng gỗ lớn; có 2 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp, hằng năm sản xuất, cung ứng ra thị trường 20 triệu cây giống chất lượng.
Để ổn định vùng sản xuất lâm nghiệp, huyện phối hợp cùng Công ty Lâm nghiệp Yên Thế hoàn thiện bản đồ quy hoạch đất rừng rõ ràng, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người dân, sớm khắc phục tình trạng tranh chấp đất rừng, giữ vững an ninh ở nông thôn, bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá của địa phương. Phát triển diện tích rừng sản xuất đúng quy hoạch, duy trì chu kỳ khai thác rừng sản xuất khoa học, có kế hoạch, giữ vững độ che phủ của rừng đạt 40% diện tích tự nhiên của huyện, phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững. Duy trì sản xuất lâm nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị là con đường đem lại ấm no bền vững cho đồng bào các dân tộc Yên Thế hiện tại và cả tương lai.
Các tin khác

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.