Năm 2023, Hà Nội có thêm từ 20-30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/12/2022 | 1:46:16 PM

Hà Nội phấn đấu năm 2023 sẽ phát triển thêm từ 20-30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP nhằm thúc đẩy sản xuất khu vực nông thôn, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.

Điểm giới thiệu sản phẩm OCop tại huyện Thanh Oai. Ảnh: Phương Anh (TTXVN)
Điểm giới thiệu sản phẩm OCop tại huyện Thanh Oai. Ảnh: Phương Anh (TTXVN)

Nhằm thúc đẩy sản xuất khu vực nông thôn, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội phấn đấu năm 2023 sẽ phát triển thêm từ 20-30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.
Theo đó, hàng năm, mỗi quận, huyện, thị xã phát triển tối thiểu 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP mới trở lên; đồng thời xây dựng thí điểm 5 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển du lịch tại các huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây.
Các năm 2024, 2025, UBND các huyện còn lại phấn đấu xây dựng, phát triển trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (ít nhất mỗi một huyện sẽ có một trung tâm).
Việc phát triển mỗi huyện, thị xã sẽ có ít nhất một trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch nhằm kiến tạo môi trường triển khai hoạt động hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất, kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.
Cùng với đó, nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo, sản xuất - chế biến, tiêu thụ sản phẩm (thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế) trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn. Từ đó góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Đặc biệt, tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội./.


Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Blueway Vina, Khu công nghiệp Vân Trung (thị xã Việt Yên).

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu. Ảnh: TTXVN

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Đường giao thông khu dân cư khu vực thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Ảnh Danh Lam: TTXVN

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự