Bắc Giang: Triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/1/2023 | 8:25:20 AM

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030.

Tiếp tục phát triển làng nghề có điều kiện gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới. Ảnh minh hoạ.
Tiếp tục phát triển làng nghề có điều kiện gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới. Ảnh minh hoạ.

Mục tiêu kế hoạch đặt ra nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển 27 làng nghề hiện có trên địa bàn tỉnh, khuyến khích phát triển các làng nghề mới; đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các làng nghề, làng nghề truyền thống và khôi phục, bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền. 

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường; phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi, người có tay nghề cao; phát triển làng nghề có điều kiện gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 60% trở lên làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận hoạt động hiệu quả; có khoảng 22 sản phẩm làng nghề được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP; khoảng 35% số làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; 100% làng nghề, làng nghề truyền thống phê duyệt Phương án bảo vệ môi trường; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Đến năm 2030, có khoảng 70% làng nghề đã được công nhận hoạt động hiệu quả; khoảng 30 sản phẩm làng nghề được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP; 45% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; thu nhập bình quân của người lao động tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2021; thu hút khoảng 15% lao động tăng thêm hàng năm tham gia vào các hoạt động ngành nghề nông thôn trong làng nghề…

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành, cơ quan liên quan xây dựng 11 dự án hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; 9 dự án phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới. 

Tổ chức tham gia 8 cuộc hội chợ, triển lãm; trong đó, giai đoạn 2023-2025 tổ chức tham gia 3 hội chợ; giai đoạn 2026-2030 tổ chức tham gia 5 hội chợ… với tổng kinh phí hơn 37 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, kế hoạch, vốn đối ứng của các cơ sở, ngành nghề nông thôn, làng nghề.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch; tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình triển khai thực hiện. Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Nhà nước tới các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động nghề, làng nghề theo quy định.

Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu đăng ký của UBND các huyện, thành phố, tổng hợp xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ bảo tồn, phát triển làng nghề và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

Theo Báo Bắc Giang(NT)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục