Cơ hội phát triển của sâm núi Dành

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/2/2023 | 1:49:28 PM

Thời gian gần đây, sản phẩm sâm núi Dành đã được chế biến sâu, mẫu mã bao bì hấp dẫn giúp gia tăng giá trị, hiệu quả kinh tế. Dịp Tết vừa qua, sâm núi Dành được tiêu thụ mạnh trên thị trường, mở ra cơ hội phát triển.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Việt Lập thăm mô hình sản xuất sâm của HTX Sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi Dành.
Đại diện lãnh đạo UBND xã Việt Lập thăm mô hình sản xuất sâm của HTX Sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi Dành.

Đa dạng sản phẩm, mẫu mã đẹp

Công ty cổ phần Sâm Nam núi Dành, thôn Hậu, xã Liên Chung (Tân Yên) thành lập năm 2019. Từ đó đến nay doanh nghiệp (DN) này luôn tập trung, nghiên cứu và sản xuất trà sâm túi lọc. Sau thời gian thử nghiệm, hợp tác sản xuất với Công ty cổ phần Dược BMP, thôn Tân Sơn, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang), năm 2022, Công ty đã ra mắt sản phẩm trà túi lọc mang nhãn hiệu "Sâm Nam núi Dành Tây Yên Tử”. Sản phẩm được cấp chứng nhận GMP (là một trong những chứng nhận cơ bản và quan trọng nhất; điều kiện để chứng tỏ năng lực, độ uy tín của DN, bảo đảm các sản phẩm được sản xuất ra đồng nhất về chất lượng).

Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty cho biết, sản phẩm trà túi lọc sử dụng nguyên liệu dung dịch cao sâm (chiết xuất từ củ sâm núi Dành) phun vào hỗn hợp hoa, bã củ sâm (sau khi chiết xuất) và trà hoa vàng. Loại trà này có tác dụng thanh nhiệt và bồi bổ, bảo vệ sức khỏe con người. Hiện bình quân mỗi tháng Công ty sử dụng khoảng 2 tạ sâm núi Dành, sản xuất ra hơn 2 nghìn hộp trà các loại, trị giá hơn 1,4 tỷ đồng. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, trà sâm Nam núi Dành Tây Yên Tử được người tiêu dùng đón nhận tích cực, tiêu thụ mạnh. Ông Tấn thông tin: "Trong năm 2023, chúng tôi sẽ sản xuất thêm một số sản phẩm mới như: Trà sâm hòa tan, nước sâm, cháo sâm, thanh năng lượng (dạng lương khô),… và mở rộng thị trường sang nhiều tỉnh, TP trong cả nước”.

Cùng với Công ty cổ phần Sâm Nam núi Dành, hiện có nhiều DN, hợp tác xã (HTX) đã đầu tư sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm núi Dành như: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sâm Việt Nam, Tập đoàn Sâm Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Thìn Dung, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, HTX Sản xuất và Tiêu thụ sâm Nam núi Dành (Việt Lập), HTX Sâm núi Dành Đức Hạnh, HTX Sản xuất và Tiêu thụ sâm Nam núi Dành Liên Chung. 

Các sản phẩm được chế biến rất đa dạng, mẫu mã đẹp, hấp dẫn người mua. Trong đó, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sâm Việt Nam là một trong những DN có nhiều sản phẩm được chế biến từ sâm núi Dành nhất, bao gồm: Trà sâm túi lọc, tinh chất sâm thượng hạng Star SaViNa, trà sâm (dạng hòa tan), dầu gội Thảo Mộc Sâm. HTX Sâm núi Dành Đức Hạnh có bộ sản phẩm sâm tiến vua (gồm trà hoa sâm và rượu dưỡng sinh sâm núi Dành Đức Hạnh). Các DN, HTX khác còn có thêm các sản phẩm: Thuốc viên sáng mắt sâm Nam núi Dành, nước uống tăng lực sâm Nam núi Dành…

Ông Đỗ Duy Đông, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sâm Việt Nam cho biết, hiện các sản phẩm chế biến từ sâm núi Dành đã có mặt tại nhiều tỉnh, TP trong nước. Đầu xuân năm nay, nhiều mặt hàng được bày bán tại các lễ hội, điểm du lịch lớn như: Lễ hội Tây Yên Tử, Hoa Lư, Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình),… bước đầu nhận được cảm tình của người tiêu dùng, hứa hẹn mở rộng thị trường.

Xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến sâu, quảng bá sản phẩm

Có được kết quả trên là do thời gian gần đây, việc phát triển trồng và chế biến các sản phẩm từ cây sâm núi Dành được các cấp chính quyền cùng nhiều DN, HTX và người dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Huyện Tân Yên, "quê hương” của loại sâm quý hiếm này đang thực hiện đề án "Phát triển sâm Nam núi Dành trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2027”. Nhờ đó, đến thời điểm này, tổng diện tích sâm toàn tỉnh đạt hơn 100 ha. Riêng huyện Tân Yên đạt 71,5 ha, tập trung tại các xã Liên Chung và Việt Lập. Năm 2022, sản phẩm củ sâm (từ 3-5 năm tuổi) tại Tân Yên đã được thu khoảng 3,7 tấn, giá bán từ 1,5-2 triệu đồng/kg; hoa sâm khô đạt 5,5 tấn, giá bán từ 0,8-1 triệu đồng/kg; hiệu quả kinh tế đạt hơn 6 tỷ đồng/ha/chu kỳ sản xuất.

Tổng diện tích sâm toàn tỉnh đạt hơn 100 ha. Trong đó, huyện Tân Yên đạt 71,5 ha (riêng năm 2022 diện tích trồng mới đạt 47,5 ha). Năm 2022, sản phẩm củ sâm (từ 3-5 năm tuổi) của Tân Yên đã được thu khoảng 3,7 tấn, giá bán từ 1,5-2 triệu đồng/kg; hoa sâm khô đạt 5,5 tấn, giá bán từ 0,8-1 triệu đồng/kg; hiệu quả kinh tế đạt hơn 6 tỷ đồng/ha/chu kỳ sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu cây giống, nguồn nguyên liệu chế biến, các DN, HTX nêu trên đều liên kết xây dựng vùng nguyên liệu. Công ty cổ phần Sâm Nam núi Dành xây dựng vùng nguyên liệu 10 ha tại xã Việt Lập; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sâm Việt Nam xây dựng vùng nguyên liệu 30 ha tại các huyện: Tân Yên, Yên Thế, Yên Dũng và Lạng Giang; HTX Sâm núi Dành Đức Hạnh vừa trồng và sản xuất cây giống với diện tích 5 ha tại xã Liên Chung. Để có vùng nguyên liệu đạt chất lượng tốt, hầu hết các DN, HTX đều đầu tư khá bài bản từ khâu giống, làm đất, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến. Trong đó, HTX Sâm núi Dành Đức Hạnh còn mời chuyên gia của Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn khoa học công nghệ Việt Nam về hướng dẫn sản xuất sâm theo hướng hữu cơ bền vững.

Một số sản phẩm chế biến sâu từ sâm núi Dành.

Một số sản phẩm chế biến sâu từ sâm núi Dành.

Trong dịp thăm, chỉ đạo sản xuất tại Tân Yên đầu tháng 2 vừa qua, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Nhiều nơi trồng sâm núi Dành từ lâu nhưng đang lúng túng về hướng đi. Dựa trên kinh nghiệm canh tác quốc tế và xu hướng sản xuất xanh thì việc sản xuất sâm theo hướng hữu cơ sẽ bảo đảm phát triển bền vững. Đầu ra sản phẩm là khâu quyết định cho việc mở rộng và phát triển bền vững của mọi sản phẩm. 

Trong khi đó, sâm núi Dành là sản phẩm cao cấp, vì thế không thể tính chuyện bán sản phẩm thô mà đầu ra phải là những mặt hàng chế biến sâu. Cho nên cùng với xây dựng quy trình sản xuất, huyện Tân Yên và các DN cùng các ngành đồng thời phải liên kết, nghiên cứu chế biến sâu, phát triển nhiều loại sản phẩm.

Liên quan đến phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị cho sâm núi Dành, ông Nguyễn Viết Toàn, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên thông tin, trước mắt, huyện ưu tiên xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có diện tích, sản xuất theo tiêu chuẩn đồng nhất, khối lượng đủ lớn để thu hút DN chế biến sâu. 

Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng quy trình sản xuất sâm và phổ biến mang tính bắt buộc để các chủ thể áp dụng; chọn các DN dược phẩm, thực phẩm hàng đầu để liên kết sản xuất, phát triển các sản phẩm chế biến sâu; xây dựng chiến lược quảng bá cho cây sâm một cách bài bản. Có như vậy thì sản phẩm sâm núi Dành của Bắc Giang mới đạt chất lượng cao, gia tăng giá trị và chinh phục được thị trường trong, ngoài nước.

Theo Báo Bắc Giang (NT)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục