Lạm phát tại ASEAN sẽ cải thiện nhanh hơn các nền kinh tế phát triển
- Cập nhật: Thứ tư, 8/2/2023 | 5:39:11 PM
Chuyên gia cho rằng lạm phát trong khu vực được coi là do cú sốc giá cả hàng hóa chứ không phải do tình trạng thiếu lao động, vốn diễn ra khá trầm trọng ở các nền kinh tế phát triển.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng Pasir Panjang ở Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN)
|
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ Sanjay Mathur cho biết lạm phát ở khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến sẽ giảm nhẹ và cải thiện nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển.
Theo ông Sanjay Mathur, lạm phát trong khu vực được coi là do cú sốc giá cả hàng hóa chứ không phải do tình trạng thiếu lao động, vốn diễn ra khá trầm trọng ở các nền kinh tế phát triển. Do vậy, các biện pháp mà các nền kinh tế thực hiện để giải quyết lạm phát phải khác nhau vì bản chất của lạm phát là khác nhau.
Trao đổi với báo giới bên lề Hội nghị Đổi mới Tài chính ASEAN ngày 8/2, ông cho biết ở Mỹ các biện pháp được thực hiện chủ yếu nhằm cắt giảm nhu cầu, do đó những biện pháp thực thi thiên về việc điều chỉnh chu kỳ lãi suất hơn. Về việc thắt chặt tiền tệ trong khu vực, ông lưu ý rằng phần lớn việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã được hoàn tất ở một số quốc gia dự kiến tăng lãi suất, bao gồm Philippines và Thái Lan.
[IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN]
Đối với Malaysia, ông gợi ý Ngân hàng trung ương Malaysia đã kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ và không cần thiết phải làm như vậy. Lạm phát của Malaysia chỉ hơn 3% một chút, khá dễ kiểm soát.
Đề cập đến việc chuyển sang trợ cấp có mục tiêu như những gì chính phủ đã lên kế hoạch thực hiện, ông cho rằng biện pháp này chắc chắn sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao.
Nhận xét về các biện pháp đối phó với đại dịch của Malaysia, ông ca ngợi các chương trình trợ cấp tiền lương của chính phủ cộng với hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài, việc củng cố tài chính phải tiếp tục được tăng cường.
Một lưu ý khác, ông cho biết các khoản trợ cấp chắc chắn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cắt giảm lạm phát ở nước này.
Kết thúc phần chia sẻ, ông Sanjay gợi ý các biện pháp để giải quyết vấn đề lạm pháp ở ASEAN là khác nhau ở mỗi nước. Vấn đề quan trọng hơn là tăng cường cung cấp lương thực, do đó các nước nên cân nhắc việc hỗ trợ tiền mặt cho các nhóm thu nhập thấp hơn./.
Các tin khác
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).