Cởi trói về cơ chế cho nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/5/2023 | 6:17:50 PM

Bộ trưởng Bộ Nông iệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nông iệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh TTXVN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức hơn 50%. Để có được điều này, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu khoa học, công nghệ phải được cởi trói về cơ chế để có thế phát huy giá trị này.


Khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng 35% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp từ việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng những giống cây trồng, vật nuôi; giống cây lâm nghiệp; giống lúa, giống cây ăn quả và các quy trình thử nghiệm, phương pháp canh tác nuôi trồng mới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, khoa học công nghệ không chỉ dừng lại là tạo năng suất, sản lượng mà là tạo ra giá trị gia tăng.

Giá trị gia tăng nó đến từ những cái tích hợp đa giá trị trong một ngành với hướng tới mục tiêu là giảm chi phí. Nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, rồi nông nghiệp xanh, giảm phát thải… tất cả là để tạo ra thương hiệu, tạo ra giá trị gia tăng. Đó chính là hướng đi của khoa học công nghệ trong tương lai.
Để phát huy khoa học, công nghệ trong bối cảnh mới, ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, Bộ cần xác định rõ những trọng tâm trong nghiên cứu để có kế hoạch, đáp ứng sát các nghiệm vụ thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
"Có tình trạng chúng ta thường mắc phải là sự phân tán trong đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ. Đến một lúc nào đó nhìn lại thấy rằng, kế hoạch nghiên cứu đã đi một đằng so với chiến lược ngành. Do đó, ngay từ bây giờ cần có kế hoạch thực sự bám sát các định hướng của chiến lược”, ông Cao Đức Phát nói.
Theo ông Cao Đức Phát, nếu sửa đổi Luật Đất đai theo hướng các đơn vị tự chủ sẽ phải thuê đất có khi trở thành gánh nặng với các viện nghiên cứu và chưa chắc phát huy nguồn lực từ đất. Bởi các cơ quan nghiên cứu, đào tạo phải có đất.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, nghiên cứu khoa học, công nghệ phải đi trước một bước. Thời gian vừa qua, nhiều đề tài nghiên cứu đều giải quyết những vấn đề thực tiễn đã xảy ra. Điển hình như bệnh khảm lá sắn, trong khi thế giới đã nghiên cứu từ rất lâu còn Việt Nam thì khi xảy ra bệnh mới bắt tay vào chạy theo nghiên cứu. Lúc đó hiệu quả rất thấp.
"Trong giai đoạn này, kinh tế tri thức phải được đặt lên thì mới tạo được động lực cho các nhà khoa học. Điển hình vừa qua, thông tin truyền thông nêu tại sao các nhà khoa học được hưởng lương nhà nước nghiên cứu khoa học nhưng sản phẩm lại được thương mại. Nếu nhìn nhận như vậy khó tạo được động lực cho nhà khoa học", ông Nguyễn Hồng Sơn nêu vấn đề.
Với cơ chế thanh quyết toán hiện nay, ông Cao Đức Phát nêu thực trạng, nhiều người e ngại làm chủ nhiệm đề tài.  Việc thanh quyết toán đang bị "phiền phức”, mất nhiều thời gian, tổn hao nhiều tâm lực của các nhà khoa học mà đáng ra dành cho nghiên cứu, thậm chí còn có nguy cơ rủi ro không đáng có. Chủ trương là khuyến kích, nhưng cơ chế lại vướng nên cần sớm có điều chỉnh.
Cũng liên quan đến cơ chế thanh toán, GS. TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng nếu khoán đến sản phẩm cuối cùng là quá khó. Cùng với đó, thủ tục thanh toán cũng quá khó.
Bà Nguyễn Thị Lan cho rằng, cần có cơ chế cho phép thêm các sản phẩm trung gian trong từng giai đoạn, để tháo gỡ hơn cho các nhà khoa học.
Đã từng làm chủ nhiệm 7 đề tài mà còn sợ nhất là khi phải trả thủ tục thanh toán, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed nêu, đề tài chưa thực hiện đã bắt đầu thanh tra, kiểm tra thì nhà khoa học lấy thời gian đâu để nghiên cứu. Các nhà khoa học sợ nhất là trả thủ tục cho đề tài khoa học, mà không sợ nghiên cứu ra sản phẩm.
Trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đề xuất áp dụng cơ chế "lấy thị trường nuôi thị trường”. Đó là lập các quỹ phi ngân sách tập trung, thêm 0,5-1% giá xuất khẩu từng lô hàng để lập quỹ.
Với 11 tỷ USD xuất khẩu thủy sản chúng ta có quỹ với hơn 100 triệu USD phát triển ngành thủy sản; trong đó có việc đặt hàng cho các viện nghiên cứu, không phải hạch toán theo ngân sách. Điều này sẽ giảm đi nhiều nỗi khổ của các nhà khoa học, ông Nguyễn Hữu Dũng nói./.

Theo TTXVN 

Các tin khác
Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục