Bắc Giang: Bảo đảm đủ hàng phụ trợ phục vụ mùa vải thiều
- Cập nhật: Thứ bảy, 20/5/2023 | 11:21:32 AM
Vải thiều sớm bắt đầu chín. Bên cạnh việc chăm sóc, quản lý mã số vùng trồng và xúc tiến thương mại, thời điểm này, các cơ sở sơ chế, đóng gói, sản xuất hàng phụ trợ phục vụ mùa vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động.
Công ty TNHH Lợi Liên đã sản xuất dự trữ 500 nghìn thùng nhựa đóng vải.
|
Chủ động phương án sản xuất, kinh doanh
Năm 2023, diện tích vải thiều tại Lục Ngạn đạt hơn 17 nghìn ha, sản lượng dự kiến khoảng 98 nghìn tấn. Trong đó vải sớm hơn 3,9 nghìn ha, còn lại là vải chính vụ. Xác định hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán quả vải tươi phục vụ xuất khẩu, tiêu thụ trong nước và chế biến tại chỗ bằng hình thức sấy khô, đóng hộp, ép nước…, các cơ sở sơ chế, đóng gói và sản xuất hàng phụ trợ đã chủ động phương án sản xuất, kinh doanh.
Theo một số HTX, cơ sở đóng gói, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ tại các trung tâm thương mại, siêu thị hoặc thành phố lớn của Trung Quốc có xu hướng chuyển dần sang sử dụng thùng nhựa thay thế cho thùng xốp khi đóng gói vải thiều bởi ưu điểm là bảo quản, vận chuyển thuận tiện, hiệu quả hơn. Hiện nay, một số doanh nghiệp (DN), cơ sở đã sản xuất, kinh doanh mặt hàng này như Công ty TNHH Tiến Đạt và Công ty TNHH Nhựa Lợi Liên, xã Quý Sơn. Các DN đã dự trữ gần 1 triệu sản phẩm và dự kiến cả vụ sản xuất hơn 2 triệu thùng nhựa cung cấp cho các cơ sở đóng gói.
Cơ sở sản xuất nước đá công nghiệp Huệ Lân, thị trấn Chũ từ ngày 17/5 đã bắt đầu sản xuất đá cây, trung bình mỗi ngày làm được 600 cây đá, lúc cao điểm sẽ tăng sản lượng.
Ông Vũ Mạnh Lân, chủ cơ sở cho biết: "Chúng tôi đã sẵn sàng các mặt hàng phục vụ tiêu thụ vải. Ngoài sản xuất đá công nghiệp với dự kiến khoảng 200 nghìn cây, cơ sở còn nhập 700 nghìn thùng xốp, 400 nghìn rổ nhựa, 100 tấn túi ni lông và băng keo. Năm nay, thị trường các mặt hàng này tương đối ổn định, giá không tăng nhiều so với năm ngoái. Cơ sở đã chuẩn bị 12 xe ô tô vận chuyển hàng, thuê 80 nhân công sản xuất đá cây”.
Hiện mỗi ngày cơ sở Huệ Lân sản xuất 600 cây đá. |
Tại Công ty TNHH Tuyết Dương ở thị trấn Chũ, ngoài 50 vạn thùng xốp tồn kho từ năm ngoái, Công ty vừa bảo trì, sửa chữa 5 dây chuyền sản xuất, bố trí nhân công vệ sinh kho xưởng, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, nhiên liệu để từ ngày 2/6 sẽ sản xuất thùng xốp mới. Trong khi đó hầu hết các chủ lò sấy vải trên địa bàn hiện cũng đã bắt đầu công đoạn vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị, kho bãi và chuẩn bị nguồn vốn nhập nguyên liệu trước khi bước vào vụ mới.
HTX Nông nghiệp sạch Hoàng Vũ, thị trấn Chũ có 9 thành viên, sản xuất hơn 13 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng ước đạt 200 tấn. Ngoài số vải trên, năm nay HTX dự kiến mua thêm khoảng 300 tấn để bán cho các đầu mối trong nước và thông qua kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. HTX vừa in 10 nghìn bao bì loại 5 kg và 10 kg để phục vụ đóng gói sản phẩm, đồng thời ký kết hợp đồng vận chuyển với một số đơn vị uy tín. HTX thường xuyên được các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện nghiêm các yêu cầu, tiêu chuẩn về quy cách thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm trước khi bán như xử lý sạch lá, cắt cuống ngắn, loại bỏ quả không đạt chất lượng, bó túm đúng trọng lượng…
Theo ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu, năm nay DN có kế hoạch thu mua 1,5 nghìn tấn vải nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu tươi sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… Ngoài những công nghệ, thiết bị trước đây, Công ty vừa đầu tư hơn 2 tỷ đồng để ứng dụng công nghệ đóng gói khí quyển đạt tiêu chuẩn quốc tế với ưu điểm là kéo dài thời gian bảo quản và tăng độ tươi ngon của quả vải.
Không để tăng giá đột biến
Trên địa bàn huyện Lục Ngạn có 5 DN sản xuất thùng xốp (đạt hơn 6 triệu
Tại Lục Ngạn có 5 DN sản xuất thùng xốp (đạt hơn 6 triệu thùng/năm), 37 kho chứa xốp, 42 xưởng sản xuất nước đá công nghiệp (1,9 triệu cây/năm) và một số cơ sở sản xuất thùng nhựa đáp ứng đủ nhu cầu trong mùa vải. |
thùng/năm), 37 kho chứa xốp, 42 xưởng sản xuất nước đá công nghiệp (1,9 triệu cây/năm) và một số cơ sở sản xuất thùng nhựa, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Toàn huyện có hơn 3 nghìn lò sấy vải. Kho lạnh của Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất nhập khẩu Toàn Cầu đủ điều kiện bảo quản vải thiều với sức chứa 600 - 700 tấn; HTX Nông nghiệp sản xuất và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân, HTX Dịch vụ nông nghiệp Phì Điền có kho bảo quản lạnh công suất 150 tấn và một số kho lạnh của các DN, HTX khác với công suất 150 - 200 tấn.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, năm nay, địa phương xác định tiêu thụ vải thiều tươi hơn 78 nghìn tấn (trong đó xuất khẩu 43 nghìn tấn); tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử 7 nghìn tấn; sấy khô 9,5 nghìn tấn và bảo quản lạnh, chế biến công nghiệp 3,2 nghìn tấn. Đến nay đã có 204 thương nhân Trung Quốc đăng ký vào địa bàn huyện để chuẩn bị thu mua vải thiều.
Nhằm góp phần chuẩn bị tốt cho vụ thu hoạch năm nay, huyện quản lý chặt 84 mã vùng trồng và 173 mã cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu của các DN, HTX và thương nhân; hướng dẫn, phổ biến các các quy định về xuất khẩu trái cây sang các thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại (mua ở vùng này nhưng dán mã vùng khác). Kiểm soát chặt việc sử dụng mã số cơ sở đóng gói, bao bì, tem nhãn cũng như tuân thủ các điều kiện theo tiêu chuẩn, yêu cầu của các thị trường để bảo đảm truy xuất nguồn gốc.
UBND huyện cũng giao cơ quan chức năng tăng cường nắm bắt tình hình để có biện pháp kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ găm hàng nhằm thổi giá, tăng giá đột biến. Đề nghị các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, kho bạc nhà nước bảo đảm cung ứng thuận lợi nhất các dịch vụ tài chính cho các tổ chức, cá nhân giao dịch trong vụ thu hoạch vải thiều. Điện lực Lục Ngạn, các đơn vị viễn thông, nước sạch và các DN, cá nhân kinh doanh vận tải đã xây dựng kế hoạch chủ động phương án sản xuất, kinh doanh, phương tiện, bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu, không để tình trạng thiếu hụt, ách tắc, gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu.
Các tin khác
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).