Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Yên Lư

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/5/2023 | 6:09:00 PM

Ngày 23/5, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Yên Lư.

Đồng chí Phan Thế Tuấn phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Phan Thế Tuấn phát biểu tại buổi làm việc


Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan, UBND huyện Yên Dũng.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Yên Lư có quy mô 377 ha, được thực hiện trên địa bàn xã Yên Lư. Công ty cổ phần Bất động sản Capella làm chủ đầu tư hạ tầng. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 2.692 tỷ đồng. Trong đó vốn góp của nhà đầu tư gần 404 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động. 

Khâu giải phóng mặt bằng dự án chia 3 đợt. Theo kế hoạch, đợt 1 giải phóng hơn 171 ha, đợt 2 hơn 107 ha, còn lại là đợt 3. UBND huyện Yên Dũng được giao tổ chức giải phóng mặt bằng. 

Theo báo cáo của UBND huyện Yên Dũng, đến nay, huyện đã giải phóng mặt bằng gần 138/377 ha; chuyển mục đích sử dụng đất 58,3 ha, tổng số tiền đã chi trả gần 309 tỷ đồng. UBND huyện đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, chuyển mục đích sử dụng hơn 79 ha đất đã giải phóng mặt bằng.

Đến nay, chủ đầu tư đã san nền được 25 ha, đang thi công hệ thống đường giao thông nội bộ, triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 6 nghìn m3/ngày, đêm… Khu công nghiệp này đã thu hút được một dự án sản xuất khung nhôm cho tấm pin năng lượng mặt trời của nhà đầu tư Đài Loan.

Qua trao đổi tại buổi làm việc, ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng nêu rõ, hiện nay quá trình giải phóng mặt bằng còn nhiều thửa đất có nguồn gốc không rõ ràng nên địa phương mất khá nhiều thời gian xác định ranh giới, vị trí trước khi bồi thường. Có trường hợp người dân không sử dụng đất mà cho người khác sử dụng nên phải xác định chia tách các thửa đất riêng biệt cho từng hộ. Một số hộ dân chưa đồng thuận về phương án bồi thường.

Tổng thể Khu công nghiệp Yên Lư quy hoạch với diện tích lớn nên khu vực và phần đất còn lại để bố trí các công trình công cộng của địa phương gặp khó khăn. Những hạn chế trong giao đất, cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất những năm trước chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, diện tích bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian.

Điển hình như tại thôn Yên Tập Bắc còn 1 hộ dân chưa kê khai; 4 hộ vướng mắc về xác định nguồn gốc đất; thôn Yên Tập có 6 hộ chưa đồng ý kê khai, kiểm kê do chưa xác định rõ được nguồn gốc, chủ sử dụng đất…

Thời điểm này, huyện Yên Dũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục tập trung cao lập hồ sơ thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tại các thôn: An Thái, Yên Tập Cao, Đa Thịnh để giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 của dự án.

Đồng chí Phan Thế Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Phan Thế Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phan Thế Tuấn ghi nhận nỗ lực của huyện Yên Dũng trong công tác tổ chức giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Yên Lư. Đồng chí nhấn mạnh, việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Yên Lư có ý nghĩa quan trọng để chủ đầu tư sớm hoàn thiện hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào khu công nghiệp. Qua đó thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển, tăng thu cho ngân sách tỉnh. Với ý nghĩa đó, đồng chí đề nghị huyện Yên Dũng cần khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành giải phóng mặt bằng theo yêu cầu đặt ra.

Đồng chí yêu cầu huyện giải phóng mặt bằng xong toàn bộ diện tích đợt 1 và đợt 2 của dự án xong trước ngày 30/7 năm nay. Phần diện tích của đợt 3, địa phương hoàn thành vào cuối năm nay.

Để công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi, chủ đầu tư dự án cần phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời chi trả tiền bồi thường cho người dân; khẩn trương xây dựng hạ tầng khi được bàn giao mặt bằng.

Các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ban Quản lý dự án Các khu công nghiệp tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ hỗ trợ địa phương, nhà đầu tư trong công tác xác định nguồn gốc đất, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng đúng quy định của pháp luật. Đồng thời hỗ trợ thủ tục về xây dựng, đầu tư cho nhà đầu tư để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi…

Theo Báo Bắc Giang

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Blueway Vina, Khu công nghiệp Vân Trung (thị xã Việt Yên).

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu. Ảnh: TTXVN

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Đường giao thông khu dân cư khu vực thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Ảnh Danh Lam: TTXVN

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự