Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Tăng cường hợp tác, đưa vải thiều xuất ngoại

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/6/2023 | 11:03:54 AM

Ngày 31/5, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài về xúc tiến thương mại (XTTM) mặt hàng quả vải và nhãn.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang phát biểu ý kiến.
Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang phát biểu ý kiến.

Đồng chí Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương chủ trì tại điểm cầu Bộ Công Thương. Cùng dự có đại diện Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Sở Công Thương Bắc Giang.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Sở Công Thương Bắc Giang.

Dự tại điểm cầu Bắc Giang có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh, UBND các huyện Lục Ngạn, Tân Yên và một số DN, hợp tác xã.

Theo Bộ Công Thương, dự báo niên vụ 2023, sản lượng vải thiều ước đạt 330 nghìn tấn, nhãn 110 nghìn tấn; trong đó dự kiến xuất khẩu khoảng 55%. Mặc dù chất lượng sản phẩm ngày càng cao, hoạt động giao thương, vận chuyển được quan tâm song do sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên áp lực tiêu thụ đối với vải thiều, nhãn lớn.

Cùng đó, do ảnh hưởng của lạm phát nên nhu cầu tại các thị trường giảm, biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro; các nước yêu cầu khắt khe hơn về mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đóng gói… nên mang đến những thách thức cho hoạt động xuất khẩu.

Thảo luận tại hội nghị, các ý kiến cho rằng, vải thiều và nhãn là hai sản phẩm có sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên áp lực tiêu thụ lớn. Cùng đó chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cao, trong khi công nghệ bảo quản còn hạn chế nên khó đưa sản phẩm đi xa.

Thông tin về nhu cầu tại thị trường Hoa Kỳ, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, hiện vải thiều là 1 trong 7 sản phẩm hoa quả tươi được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là thị trường lớn, trọng điểm, sức mua lớn song do khoảng cách địa lý, thời gian vận chuyển kéo dài nên lượng vải thiều đến người tiêu dùng Hoa Kỳ còn khiêm tốn.

Để khai thác thị trường này, cùng với tuân thủ nghiêm các quy định về nhãn mác, các chỉ tiêu kiểm định mẫu, các cơ quan, đơn vị liên quan cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt trung tâm chiếu xạ tại TP Hà Nội, góp phần giảm thời gian vận chuyển.

Đối với thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Quân, đại diện chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) cho biết, Thương vụ đã chủ động phối hợp tổ chức các buổi làm việc giữa các địa phương với nước bạn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu trái cây nói chung, vải thiều nói riêng qua các cửa khẩu. Để sản phẩm không bị quay đầu, các ngành, địa phương, DN cần quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất từ trồng trọt, chăm bón đến thu hoạch, bảo đảm các sản phẩm đủ tiêu chuẩn...

Theo ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang, nhờ kinh nghiệm cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chất lượng vải thiều Bắc Giang năm nay cao hơn năm ngoái và cao nhất từ trước đến nay. Hiện địa phương đang bước vào những ngày đầu của vụ thu hoạch vải sớm.

Để hỗ trợ người dân, Bắc Giang mong muốn Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các cơ quan chức năng, địa phương của các nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu vải thiều; hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Các Thương vụ, chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có định hướng giúp tỉnh trong các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều vào thị trường các nước. Hỗ trợ thông tin về tình hình thị trường, chính sách nhập khẩu, quy trình thủ tục, chứng nhận chất lượng, vệ sinh thực phẩm… tại thị trường các nước đối với vải thiều, các sản phẩm chế biến từ vải thiều.

Nông dân xã Tân Lập (Lục Ngạn) thu hoạch vải sớm.

Nông dân xã Tân Lập (Lục Ngạn) thu hoạch vải sớm.

Đối với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, một số ý kiến đề nghị Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc hỗ trợ kết nối giao thương; thông tin đến các DN, thương hội, thương nhân sang ký kết, thu mua, tiêu thụ vải thiều; tạo điều kiện thuận lợi về bố trí kho, bãi tập kết vải thiều, giải quyết thủ tục hành chính, bố trí làm thêm giờ để tăng thời gian thông quan, ưu tiên thông quan, phân luồng riêng cho các xe chở vải thiều khi nhập khẩu vào Trung Quốc.

Các bộ, ngành T.Ư tiếp tục đàm phán xuất khẩu chính ngạch trái vải thiều tươi và nhãn với các nước trong khu vực và trên thế giới; quan tâm, hỗ trợ triển khai công nghệ sấy, chế biến để quả vải thiều sau chế biến vẫn giữ được hương vị, màu sắc, chất lượng phục vụ các thị trường trong và ngoài nước.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, hội nghị nhằm hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và nhãn - hai sản phẩm tập trung thu hoạch trong tháng 6 và 7.

Để hỗ trợ các địa phương, đồng chí đề nghị các cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần đa dạng hình thức dự báo thị trường và sản phẩm xuất khẩu; đa dạng kênh phân phối, trong đó coi hình thức phân phối qua thương mại điện tử là giải pháp lâu dài.

Duy trì, phát triển thị trường Trung Quốc theo hướng không chỉ tại các địa phương gần đường biên mà cần đi sâu hơn vào nội địa. Phát triển thị trường trong khối ASEAN để mở rộng thị trường nhằm khai thác lợi thế về khoảng cách địa lý cũng như nét văn hoá tương đồng. Đối với các thị trường khó tính, xa, có yêu cầu khắt khe cần tiếp cận bài bản, phân khúc sản phẩm cao cấp hơn; quan tâm nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương để XTTM nói chung, thị trường nội địa nói riêng các sản phẩm có tính mùa vụ cao, trước hết là vải thiều và nhãn. Các hoạt động hỗ trợ trong xuất khẩu, tiêu thụ cũng sẽ đổi mới theo hướng kịp thời, đi vào thực chất.

Đồng chí đề nghị, quá trình XTTM, các địa phương cần chủ động, kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, thực chất; đổi mới công tác XTTM cũng như sản phẩm xuất khẩu, trong đó quan tâm liên kết, hướng đến chuỗi giá trị sâu hơn, hiệu quả hơn.

Theo Báo Bắc Giang

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tổ chức hoạt động tín dụng chính sách khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Ðại diện Ðồn Biên phòng Ba Sơn, tỉnh Lạng Sơn trao tre giống, tặng người dân thực hiện mô hình

Chuyển đổi số đã mở ra một không gian mới cho công tác tuyên giáo. Thay vì chỉ giới hạn trong các cuộc họp, hội nghị truyền thống, các chủ trương, chính sách từ Trung ương giờ đây có thể truyền đạt trực tiếp tới địa phương bằng hình thức trực tuyến. Internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh cho phép tương tác hai chiều, giúp người dân dễ dàng đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến đóng góp.

Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục