Dù khu vực công hay tư, lương của người lao động phải đủ sống

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/6/2023 | 10:19:32 AM

Về việc lao động nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, dù ở khu vực công hay tư, lao động đều quan tâm đến thu nhập, đời sống, việc làm ổn định.

Đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.
Đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung sáng 6/6, Đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đặt câu hỏi về việc lao động Việt Nam bỏ trốn khi lao động tại nước ngoài ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia và nhiều lao động khác có ý định xuất khẩu lao động. Dù đã có chế tài nhưng tình trạng này vẫn diễn ra ở một số nước là thị trường xuất khẩu lao động sôi động. "Theo Bộ trưởng, cần có giải pháp gì?", ông Trần Quang Minh hỏi.

Đại biểu tỉnh Quảng Bình cũng cho biết, vấn đề lao động, tiền lương, môi trường việc làm, cơ hội thăng tiến luôn được cán bộ, công nhân viên chức hết sức quan tâm. Tuy nhiên, gần đây tình trạng cán bộ xin thôi việc ở Nhà nước sang làm ở lĩnh vực khác để cải thiện đời sống, tìm hiểu cơ hội mới, làm dấy lên lo ngại chảy máu chất xám ở lĩnh vực công. Do đó, đại biểu Trần Quang Minh đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới.

Chú thích ảnhBộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn sáng 6/6.

Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài rồi ở lại, không về nước theo đúng thời gian hiện nay không bức xúc bằng năm 2017. Thời điểm đó, ông cũng trả lời chất vấn Quốc hội, đã báo cáo gần 52,5% lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc khiến nước này dừng nhận lao động Việt Nam. 

Theo Bộ trưởng, sau đó, Việt Nam kiên trì thực hiện các giải pháp để khắc phục tình trạng này, phía nước bạn xử lý hình sự những người trốn ở lại. Đến nay, theo yêu cầu của Hàn Quốc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dừng xuất khẩu lao động ở 18 huyện của 9 tỉnh có tỷ lệ lao động trốn ở lại nhiều, dó đó, chỉ còn 24,6% lao động hết hợp đồng không về nước. 

Về việc lao động trong khu vực công nghỉ việc, người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng dù ở khu vực công hay tư, lao động đều quan tâm đến thu nhập, đời sống, việc làm ổn định. "Lương của lao động phải đủ sống, không chỉ lo cho bản thân, mà còn gia đình", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói và đề nghị Bộ trưởng Nội vụ trả lời thêm về nội dung này.

Theo TTXVN

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Blueway Vina, Khu công nghiệp Vân Trung (thị xã Việt Yên).

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu. Ảnh: TTXVN

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Đường giao thông khu dân cư khu vực thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Ảnh Danh Lam: TTXVN

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự