NGHĨA HÒA BỨT PHÁ

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/11/2023 | 4:42:36 PM

Là địa phương nằm ở phía Tây Bắc của huyện Lạng Giang, trước đây, Nghĩa Hòa luôn nằm trong tốp cuối của huyện về phong trào thi đua. Từ năm 2022 trở lại đây, Nghĩa Hòa vươn lên đứng thứ 7/21 xã, thị trấn của huyện. Đạt được kết quả đó có sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, góp phần làm cho quê hương Nghĩa Hòa ngày càng đổi mới.

Ông Hồng giới thiệu khu vực hiến đất để mở rộng đường liên thôn xã Nghĩa Hòa
Ông Hồng giới thiệu khu vực hiến đất để mở rộng đường liên thôn xã Nghĩa Hòa

Về Nghĩa Hòa trong những ngày này, cảm nhận đầu tiên đó là những con đường bê tông rộng rãi, phong quang sạch sẽ. Dọc các tuyến đường đều được trang hoàng bởi cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hai ven đường người dân trồng các loại hoa màu sắc rực rỡ.


Đường vào thôn Sâu, xã Nghĩa Hòa

Nghĩa Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên 741,1ha nhưng diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 516,9ha. Xã có hơn 2.100 hộ với hơn 8.500 nhân khẩu chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, các thể chế văn hóa trong thôn, xóm là bài toán nan giải đối với Đảng bộ và chính quyền xã Nghĩa Hòa trong nhiều nhiệm kỳ trước. Năm 2021, Huyện ủy Lạng Giang có chủ trương đưa cán bộ lãnh đạo huyện về công tác ở cơ sở. Ông Vũ Duy Hưng, Phó Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện Lạng Giang được phân công về xã Nghĩa Hòa, được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ xã và được bầu làm Chủ tịch UBND xã.

Ông Vũ Duy Hưng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa tâm sự: Nhớ lại những ngày đầu về nhận công tác, bản thân lúc đó đan xen chút lo lắng. Bởi, ở huyện công việc chủ yếu làm công tác chuyên môn nay về cơ sở, tất tật mọi việc đều phải bao quát, quán xuyến. Nhưng điều trăn trở nhất vẫn là lời giải cho bài toán xóa đói giảm nghèo cho người dân trong xã. Sau nhiều ngày dành thời gian đi xuống cơ sở tìm hiểu cặn kẽ ở tất cả các thôn, xóm, ông Hưng phát hiện ra "nút thắt” cho xóa đói giảm nghèo của xã Nghĩa Hòa chính là hệ thống giao thông nông thôn. Đặc điểm tự nhiên của xã Nghĩa Hòa, đồi núi nằm dải rác mùa mưa lầy lội, nắng lên bụi bẩn kết hợp với hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Cầu Sơn đi qua nhiều thôn nên việc đi lại, giao thương rất khó khăn. Xác định được khó khăn đó, ông Hưng cùng tập thể Đảng bộ, chính quyền xã tổ chức nhiều cuộc họp, tham vấn các phòng, ban chuyên môn của huyện, đồng thời chỉ đạo xây dựng Nghị quyết số 48-NQ/ĐU ngày 08/02/2022 của Đảng ủy xã về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, xây dựng đường giao thông nông thôn và cầu dân sinh qua kênh được ưu tiên hàng đầu. Đảng bộ, chính quyền xã đã phổ biến Nghị quyết đến chi bộ, các tổ chức đoàn thể, các tổ liên gia thôn, xóm. Nhờ dân được biết, được bàn, được làm và được thụ hưởng, nhân dân trên địa bàn xã Nghĩa Hòa đã huy động hơn 1,7 tỷ đồng, tự nguyện hiến đất, đóng góp trên 2 nghìn ngày công để xây dựng công trình hạ tầng nông thôn. Đến nay, Nghĩa Hòa đã cứng hóa gần 5km đường trục chính và hàng chục km đường liên thôn. Cụ Đồng Văn Hồng 79 tuổi, thôn Đình Cẩu, xã Nghĩa Hòa là người hiến 30m2 đất mặt đường cho biết: "Khi xã có chủ trương làm đường, mặc dù đất mặt đường thời điểm đó rất có giá trị nhưng khi tôi bàn với gia đình, các thành viên đều ủng hộ ngay để cho đường liên thôn thêm rộng rãi. Trước đây, đường giao thông không thuận lợi muốn bán quả vải, con gà rất khó khăn, nay giao thông tiện lợi, thương lái vào thu mua tấp nập".


Đường liên thôn xã Nghĩa Hòa xanh- sạch- đẹp.

Hạ tầng giao thông nông thôn thuận lợi, đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong và ngoài xã đã đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Hiện, Nghĩa Hòa có một cụm công nghiệp với tổng diện tích là 67 ha, vốn đăng ký là 750 tỷ đồng; số hộ kinh doanh trên địa bàn xã 382 hộ, giải quyết việc làm cho 1.560 người lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ năm 2022 đạt ước đạt 105,8 tỷ đồng. Cùng với công nghiệp và dịch vụ, sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đang được hình thành với các cánh đồng lúa Nhật quy mô từ 20-30 ha cho hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với sản xuất lúa truyền thống; chăn nuôi, thuỷ sản của xã phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung quy mô vừa và lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Giá trị sản xuất lĩnh vực nông - lâm - thủy sản năm 2022 ước đạt 122,7 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2022 là 65,3 triệu đồng/người/năm tăng 29,2 triệu đồng so với năm 2017, tỷ lệ nghèo giảm xuống chỉ còn 5,33%. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa tại trung tâm văn hóa xã và thôn được đầu tư đáp ứng nhu cầu, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao của người dân. Đến nay, 3/3 trường học của xã đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Trường Mầm non xã Nghĩa Hòa năm 2022 được đầu tư hơn 22 tỷ đồng và đang đề nghị cấp trên công nhận công nhận chuẩn mức độ 2.


Giao thông liên xã được đầu tư đồng bộ góp phần giao thương hàng hóa thuận lợi

"Hiện, xã Nghĩa Hòa đã đầu tư trang thương mại lắp đặt Wifi miễn phí khi truy cập tại các điểm bưu điện văn hóa xã; nhà văn hóa xã; bộ phận một cửa và 10 điểm nhà văn hóa thôn phục vụ nhu cầu làm việc, văn hóa, văn nghệ, đồng thời giúp quảng bá tiềm năng thế mạnh của địa trên sàn thương mại điện tử https://postmart.vn/p/ocop-mat-ong-nghia-hoa-380-ml-73024.html. Chú trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa đạt chuẩn OCOP để nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư kinh doanh vào địa bàn nhằm giải quyết việc làm cho người dân địa phương..”, ông Hưng cho biết thêm.

Công Nguyên


Các tin khác
Ảnh minh họa.

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Blueway Vina, Khu công nghiệp Vân Trung (thị xã Việt Yên).

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu. Ảnh: TTXVN

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Đường giao thông khu dân cư khu vực thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Ảnh Danh Lam: TTXVN

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự