NUÔI CÁ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0
- Cập nhật: Thứ năm, 30/11/2023 | 4:44:58 PM
Anh Trần Đình Hoàn ở thôn Kim Sơn, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên vận dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng các thiết bị thông minh vào nuôi thủy sản thâm canh đã cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng/ năm
![]() |
Cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thuỷ sản cùng ông Hoàn (thứ 3 từ trái sang) kiểm tra sự sinh trưởng của đàn cá.
|
Trang trại thủy sản của anh Trần Đình Hoàn rộng 14.000 m2 nuôi cá chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGap. Cá nuôi chính gồm: rô phi, trắm và chép. Vốn là một thợ cơ khí, với tư duy năng động, ham tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, anh Hoàn đã áp dụng máy móc, công nghệ cao vào sản xuất.
Với 1,4 ha diện tích nuôi, anh thiết kế thành bốn ao lớn nhỏ, trong đó hai ao nhỏ dành nuôi cá giống chuẩn bị cho đưa vào nuôi cá thịt, hai ao còn lại để phân loại cá cũng như xử lý phòng bệnh trước khi đưa cá vào nuôi thương phẩm. Ngoài nuôi cá rô phi đơn tính, anh Hoàn kết hợp nuôi ghép 50 % cá chép và trắm cỏ. Trang trại thủy sản được trang bị một hệ thống sục khí kết hợp với máy quạt nước và hệ thống camera theo dõi các ao nuôi. Toàn hệ thống máy móc trên được điều khiển tự động thông qua tủ điện cảm biến thông minh nhằm vận hành thuận lợi kể cả khi anh Hoàn không có mặt tại trang trại. Bí quyết để đạt được sản lượng cao, nuôi cá có hiệu quả, theo anh Hoàn, ngoài các yêu cầu về thiết kế ao nuôi, lựa chọn giống, tỷ lệ thả, chăm sóc, nuôi dưỡng, định kỳ sử sụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, phòng bệnh cho cá. Việc cho cá ăn đúng định mức, bổ sung các loại vitamin, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá nuôi nhất là trong giai đoạn chuyển mùa; sử dụng quạt nước, sục khí, máy tạo ô xy để giúp cá nhanh lớn là rất quan trọng. Ngoài ra, anh còn sử dụng máy cho cá ăn để giảm thiểu sức lao động trong quá trình chăm sóc.
Anh Hoàn cho biết thêm để đạt hiệu quả cao trong nuôi cá thâm canh, người nuôi phải mạnh dạn đầu tư, có sự đam mê, tìm tòi và vận dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với đặc thù ao nuôi, điều kiện nuôi của mình và thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm từ những nhà khoa học, nhà quản lý, người nuôi cá. Ngoài ra cần có sự liên kết sản xuất để học hỏi, giúp đỡ nhau trong sản xuất và chủ động tìm kiếm những nguồn tiêu thụ ổn định để có thông tin điều chỉnh sản xuất cho phù hợp, thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường tránh bị phụ thuộc, ép giá. Nhờ áp dụng công nghệ nuôi cá hiện đại vào sản xuất, năm 2022, doanh thu từ các ao nuôi cá đạt hơn 2 tỷ đồng/năm,giúp người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Khôi Nguyên
Các tin khác

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.