Ra mắt công cụ đánh giá chuyển đổi số ngành công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/12/2023 | 1:18:09 PM

Sáng 8/12, Cục Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC - nhóm Ngân hàng Thế giới) lần đầu tiên ra mắt Bộ công cụ Đánh giá Chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Bộ công cụ. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Bộ công cụ. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Bộ công cụ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình sản xuất thông minh và bền vững của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm tăng cường vị thế và khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong thời đại tốc độ của kết nối, thông tin, phát minh và đổi mới sáng tạo, cùng những biến chuyển phức tạp của kinh tế toàn cầu, yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn/quy chuẩn của khách hàng ngày càng khắt khe như việc tuân thủ kỹ thuật, giảm phát thải khí nhà kính, truy xuất nguồn gốc, kết nối và minh bạch.  Chuyển đổi số đang làm thay đổi "cuộc chơi" của các doanh nghiệp trong nước thông qua việc tăng cường hiệu quả, cải thiện tính bền vững, nâng cao năng lực nhờ tự động hóa và hợp lý hóa quy trình; tận dụng khả năng phân tích tiên tiến, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật, … doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng cũng như tăng tốc đổi mới và phát triển sản phẩm.

Chú thích ảnh
hứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: "Chuyển đổi số là nền tảng để các nhà sản xuất tiếp tục phát triển và hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời phát triển ngành công nghiệp quốc gia vững mạnh và hiện đại. Trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm áp dụng chuyển đổi số do bị hạn chế bởi chi phí đầu tư và thiếu thông tin, bộ công cụ thiết thực này sẽ cho phép các doanh nghiệp triển khai hiệu quả các giải pháp kỹ thuật số phù hợp với năng lực và nguồn lực của mình”.

Được IFC và Cục Công nghiệp hợp tác phát triển trong khuôn khổ Chương trình Thí điểm Chuyển đổi số, bộ công cụ này kết hợp các thông lệ tốt nhất của quốc tế và khu vực, đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp trên bảy lĩnh vực chính bao gồm: Chiến lược và Lãnh đạo; Con người và Văn hóa Công ty; Khách hàng;  Vận hành; Sản xuất;  Công nghệ kỹ thuật số và Bảo mât, và Phát triển Bền vững. Qua đó giúp các doanh nghiệp sản xuất xây dựng kế hoạch hành động chuyển đổi số của riêng mình, khắc phục các "điểm yếu” trong sản xuất và tang cường khả năng cạnh tranh.

Chú thích ảnh
Giám đốc Quốc gia IFC Khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia Thomas Jacbs phát biểu. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết: "Bộ công cụ này thể hiện một bước tiến quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trên hành trình hướng tới chuyển đổi số, tập trung ngày càng nhiều vào tính bền vững, góp phần quan trọng trong việc tham gia  sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và cải thiện liên kết FDI”.

Đây cũng là bộ công cụ đầu tiên ở Việt Nam tích hợp đánh giá việc số hóa quá trình chuyển đổi xanh và áp dụng các thực tiễn sản xuất bền vững của doanh nghiệp. Thông qua việc áp dụng chuyển đổi số theo hướng sản xuất bền vững, các nhà cung cấp có thể xây dựng quy trình hiệu quả, tăng cường việc giảm phát thải, cũng như tuân thủ các yêu cầu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của nhà nước và khách hàng.

Chương trình Thí điểm Chuyển đổi số được triển khai với sự hợp tác của Chính phủ Nhật Bản, tiếp nối thành công của Chương trình Phát triển Nhà cung cấp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tỷ trọng giá trị gia tăng tạo ra và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo TTXVN

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tổ chức hoạt động tín dụng chính sách khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Ðại diện Ðồn Biên phòng Ba Sơn, tỉnh Lạng Sơn trao tre giống, tặng người dân thực hiện mô hình

Chuyển đổi số đã mở ra một không gian mới cho công tác tuyên giáo. Thay vì chỉ giới hạn trong các cuộc họp, hội nghị truyền thống, các chủ trương, chính sách từ Trung ương giờ đây có thể truyền đạt trực tiếp tới địa phương bằng hình thức trực tuyến. Internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh cho phép tương tác hai chiều, giúp người dân dễ dàng đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến đóng góp.

Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục