Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nửa đầu tháng 1 tăng 4,1%

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/1/2024 | 1:01:42 PM

Cán cân thương mại hàng hóa kỳ 1 tháng 1/2024 sơ bộ xuất siêu 0,38 tỷ USD; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,19 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 1,57 tỷ USD.

May hàng Xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha tại công ty may Hồ Gươm (Hưng Yên); Ảnh : Trần việt (TTXVN)
May hàng Xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha tại công ty may Hồ Gươm (Hưng Yên); Ảnh : Trần việt (TTXVN)

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/1, trong kỳ 1 tháng 01/2024 (từ ngày 01/01 đến hết ngày 15/01/2024), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 29,78 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 4,1%; nhập khẩu tăng 6,8%.
Cán cân thương mại hàng hóa kỳ 1 tháng 1/2024 sơ bộ xuất siêu 0,38 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,73 tỷ USD); trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,19 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,57 tỷ USD.
Cụ thể, tính đến hết ngày 15/01/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 15,08 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 4,02 tỷ USD, tăng 10,4%, chiếm 26,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 11,06 tỷ USD, tăng 1,9%, chiếm 73,3%.
Tính đến hết ngày 15/01/2024 có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 53,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tính đến hết ngày 15/01/2024, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản sơ bộ đạt 108 triệu USD, chiếm 0,7%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 13,35 tỷ USD, chiếm 88,5%; nhóm hàng nông sản, lâm sản  đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 8,7%; nhóm hàng thủy sản đạt 318 triệu USD, chiếm 2,1%.
Về nhập khẩu hàng hóa, tính đến hết ngày 15/01/2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 14,7 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,22 tỷ USD, tăng 19,1%, chiếm 35,5% tổng kim ngạch nhập khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9,48 tỷ USD, tăng 1,1%, chiếm 64,5%.
Tính đến hết ngày 15/01/2024 có 2 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 42,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.

 

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu tính đến hết ngày 15/01/2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 13,83 tỷ USD, chiếm 94,1%; trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 48,6%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 45,5%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng sơ bộ đạt 0,87 tỷ USD, chiếm 5,9%.
Để đạt được mục tiêu Quốc hội đặt ra đối với thương mại quốc tế của Việt Nam, Tổng cục Thống kê đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa; xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại cần thực hiện đồng bộ và thường xuyên; tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch.
Bên cạnh đó, ngành công thương phát triển xuất khẩu bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang phụ thuộc chủ yếu vào một số thị trường xuất khẩu lớn. Vì vậy, khi các quốc gia này rơi vào giai đoạn khủng hoảng, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với những cú sốc lớn và bị gián đoạn.
Mặt khác, các nhà sản xuất Việt Nam đang gặp nhiều thách thức khi sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi năng lượng xanh sạch, sản xuất cacbon thấp, vật liệu bền vững, sản xuất thân thiện môi trường... từ thị trường nhập khẩu. Nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác.
Cùng với đó, ngành công thương cần giảm thiểu rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững; đẩy mạnh công tác dự báo, cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp những mặt hàng có thể gặp rủi ro bị tiến hành điều tra. Đồng thời, thực hiện các giải pháp chứng minh hàng hóa Việt Nam không bán phá giá.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cần cân bằng cán cân thương mại với các đối tác như triển khai nhiều hơn các chương trình giúp doanh nghiệp của các đối tác lớn tiếp cận được với doanh nghiệp trong nước. Cùng với đó, cần có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hơn, đặc biệt cần giảm thuế cho các mặt hàng máy móc, thiết bị từ các thị trường mà Việt Nam đang có thặng dư thương mại…

Theo TTXVN

Các tin khác
Bên trong nhà máy ô tô lắp ráp tại Việt Nam. Ảnh TTXVN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Đồng chí Nguyễn Việt Oanh tặng hoa chúc mừng doanh nghiệp.

Ngày 22/4, Công ty trách nhiệm hữu hạn Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang tại phường Song Khê (thành phố Bắc Giang).

Ảnh minh họa.

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Blueway Vina, Khu công nghiệp Vân Trung (thị xã Việt Yên).

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự