Nỗ lực nâng hạng chỉ số PAPI

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/4/2024 | 3:02:27 PM

Sau hai năm không xếp hạng do nhiễu dữ liệu, mới đây, tỉnh Bắc Giang được công bố xếp thứ 10 và thuộc nhóm cao nhất cả nước về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC), nâng chất lượng dịch vụ công.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

5/8 chỉ số nội dung thuộc nhóm cao nhất cả nước

Năm 2021 và 2022, dù Bắc Giang không được xếp hạng do một số chỉ số nội dung bị nhiễu dữ liệu nhưng sau khi T.Ư công bố kết quả của các tỉnh, TP trong cả nước, Sở Nội vụ đã giao phòng chuyên môn rà soát, tìm nguyên nhân dẫn đến sai số. Đối với các chỉ số nội dung có điểm thì so sánh với năm trước để đánh giá mức tăng hay giảm điểm. Trên cơ sở đó, Sở tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch duy trì, cải thiện chỉ số.

Theo công bố, chỉ số PAPI năm 2023, tỉnh Bắc Giang đạt 44,32 điểm, xếp thứ 10/63 tỉnh, TP; tăng 3 bậc so với năm 2020. Trong bộ chỉ số, tỉnh có 5/8 chỉ số nội dung có điểm số thuộc nhóm cao nhất cả nước là: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (5,58 điểm); công khai minh bạch trong ra quyết định ở địa phương (5,69 điểm); trách nhiệm giải trình với người dân (4,39 điểm); kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (7,15 điểm); quản trị điện tử (3,48 điểm). So với năm 2020 có 6 chỉ số nội dung tăng điểm, 2 chỉ số nội dung giảm điểm.

Đặc biệt, năm 2023, tỉnh có chỉ số nội dung tham gia của người dân ở cấp cơ sở xếp thứ 4 cả nước. Kết quả đó là do các cấp, ngành của tỉnh đã nỗ lực nhiều hơn trong tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về chính sách, pháp luật liên quan đến công dân; tạo điều kiện cho người dân tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định và giám sát các dự án, công trình công cộng ở địa phương.

UBND tỉnh triển khai nhiều kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như: Tiếp nhận qua số điện thoại đường dây nóng, zalo, hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh hiện trường. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh thành lập tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng nhằm tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh về các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, sản xuất.

Thường xuyên rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết, đơn giản hóa TTHC, trong năm 2023, tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với 25 TTHC được quy định tại các văn bản pháp luật của T.Ư và 18 TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

 

Chỉ số PAPI năm 2023 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và một số cơ quan, đơn vị đánh giá; kết quả được công bố ngày 2/4/2024. Đây là kết quả khảo sát từ 19.536 công dân Việt Nam được lựa chọn ngẫu nhiên trên 63 tỉnh, TP trong cả nước. Tại Bắc Giang, khảo sát PAPI được phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên từ 240 người dân ở 12 thôn, tổ dân phố thuộc 6 xã, phường tại huyện: Lạng Giang, Yên Dũng và TP Bắc Giang.

Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông gắn với chuyển đổi số; nhân rộng các sáng kiến, mô hình hay trong CCHC. Hằng tuần, Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình giải quyết TTHC; yêu cầu các cơ quan, địa phương giải trình, xem xét trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng hồ sơ báo quá hạn và thực hiện nghiêm việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để hồ sơ quá hạn.

Kết quả giải quyết hồ sơ trước và đúng hạn của tỉnh Bắc Giang luôn đạt tỷ lệ cao (trên 98%). Bằng sự vào cuộc tích cực, các chỉ số nội dung: Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; quản trị điện tử đều được người dân đánh giá tích cực và có chuyển biến so với năm trước.

Là nơi được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn người dân, ông Nguyễn Mạnh Chung, Phó Chủ tịch UBND phường Xương Giang (TP Bắc Giang) cho biết: "Công tác CCHC được phường thực hiện hằng ngày với phương châm "3 hơn” (chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, thân thiện hơn). Ngoài ra, phường thường xuyên tuyên truyền, công khai các nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu chi ngân sách... thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các buổi họp tại tổ dân phố để nhân dân nắm rõ”.

Hành trình không có điểm dừng

CCHC được tỉnh coi là việc làm hằng ngày, chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc. Sau mỗi lần công bố kết quả đánh giá các chỉ số, UBND tỉnh đều tổ chức các hội nghị để phân tích, đánh giá từng chỉ số thành phần và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cho những năm tiếp theo. Qua phân tích kết quả chỉ số năm 2023 của tỉnh còn hai chỉ số nội dung là: Cung ứng dịch vụ công (7,43 điểm); quản trị môi trường (3,30 điểm) có điểm số thuộc nhóm trung bình thấp của cả nước. Điều đó cho thấy, vẫn còn một số nội dung cần được quan tâm hơn để đáp ứng kỳ vọng của người dân.

Cán bộ một cửa phường Quang Châu, thị xã Việt Yên hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, trên cơ sở kết quả mới công bố, Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2024. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ 8 nội dung đánh giá của PAPI. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã theo chức năng, nhiệm vụ có biện pháp chỉ đạo, cải thiện những tiêu chí, nội dung còn yếu liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

Chính quyền các cấp (nhất là cấp xã) tăng cường tuyên truyền đến người dân trên địa bàn về các chính sách của địa phương và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác giải trình, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường đối thoại với nhân dân...

Cùng đó, nâng cao chất lượng "Chính quyền thân thiện” xã, phường, thị trấn; phấn đấu đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 60% đơn vị đạt chuẩn chính quyền thân thiện. Tăng cường kiểm tra, nhất là kiểm tra đột xuất gắn với đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện văn hóa công sở, công tác CCHC; thường xuyên rà soát, đơn giản hóa TTHC; mang đến sự hài lòng cho người dân và tổ chức khi đến giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa các cấp.

Theo Báo Bắc Giang

Các tin khác
Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024 tôn vinh 20 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024 tổ chức đúng dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc.

Sáng 19/5, tại thành phố Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ.

Sản phẩm OCOP huyện Yên Thế được trưng bày, giới thiệu tại TP Bắc Giang.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, giúp khơi dậy nhu cầu sản xuất sản phẩm chất lượng mang đặc trưng, lợi thế vùng, miền và khai thác những tiềm năng, nội lực trong nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay, việc tái công nhận sản phẩm OCOP sau khi hết hạn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến. (Ảnh: DUY LINH)

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng rà soát các văn bản hướng dẫn, các điều kiện “cần và đủ” để triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục