Bắc Giang: Các KCN thu hút khoảng 197 nghìn lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/7/2024 | 9:33:43 AM

Nhờ tích cực thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) xúc tiến tìm kiếm lao động tại các tỉnh, đến nay, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang đạt khoảng 197 nghìn lao động, cao nhất kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát.

Sản xuất phụ tùng ô tô tại Công ty cổ phần Thiết bị và giải pháp cơ khí Automech (KCN Đình Trám, thị xã Việt Yên).
Sản xuất phụ tùng ô tô tại Công ty cổ phần Thiết bị và giải pháp cơ khí Automech (KCN Đình Trám, thị xã Việt Yên).

Theo Ban Quản lý Các KCN tỉnh Bắc Giang, đến nay, tại các DN trong các KCN của tỉnh có khoảng 197 nghìn lao động làm việc, trong đó, khoảng 7,5 nghìn lao động là người nước ngoài, còn lại là lao động trong tỉnh và công nhân từ các tỉnh, TP trong cả nước.

Đạt kết quả này là do từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành và Ban Quản lý Các KCN tỉnh đã tích cực xúc tiến thu hút đầu tư. Kết quả, 7 tháng đầu năm, Ban Quản lý Các KCN tỉnh đã cấp mới 26 dự án (21 dự án vốn đầu tư nước ngoài và 5 dự án vốn đầu tư trong nước); cấp điều chỉnh 142 dự án.

Cùng đó, nhằm hỗ trợ các DN, UBND tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng đoàn đi xúc tiến lao động tại các tỉnh: Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La và các Trường Đại học: Công nghiệp Thái Nguyên, Công nghiệp Hà Nội, Bách khoa Hà Nội. 

Đồng thời, các DN cũng tích cực đăng tải thông tin tuyển lao động trên các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo… với những ưu đãi thu nhập để thu hút công nhân. Đơn cử như Công ty TNHH Bắc Giang Matsuoka, KCN Đình Trám (thị xã Việt Yên) tuyển dụng công nhân may mặc với mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/tháng...

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Các KCN tỉnh còn phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kịp thời ngăn chặn và kiến nghị xử lý đối với các DN có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc.

Theo Báo Bắc Giang

Các tin khác
Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Bộ Công thương thời gian qua luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình chuyển đổi số, thông qua việc triển khai các giải pháp chính sách nhằm phát triển thị trường thương mại điện tử cạnh tranh lành mạnh, xây dựng các hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực thích ứng với những xu thế kinh doanh và công nghệ mới.

HTX Sản xuất kinh doanh và tiêu thụ mỳ gạo Chũ Hiền Phước, xã Nam Dương (Lục Ngạn) chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường dịp cuối năm.

Thời gian qua, tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ nhưng nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng khắc phục, đưa hoạt động trở lại bình thường, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường dịp cuối năm.

Quang cảnh phiên tọa đàm tại Diễn đàn Quản trị doanh nghiệp Việt Nam 2024 sáng 11/10.

Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự kết hợp công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh, từ đó tạo sức ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định kinh doanh của các doanh nhân, nhà lãnh đạo kinh doanh.

Ông Đinh Hồng Quân phát biểu tại hội thảo.

Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, sáng 11/10, Hội các doanh nghiệp (DN) cơ khí tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hiệp hội Cơ khí Việt Nam Vami, Công ty cổ phần Thiết bị và Giải pháp cơ khí Automech (Khu công nghiệp Đình Trám, thị xã Việt Yên) tổ chức hội thảo chuyên đề “Ứng dụng bản sao số vào lĩnh vực gia công công nghệ cao trên mô hình bản sao số và công nghệ mới trong lĩnh vực gia công tấm kim loại”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự