Bắc Giang: Phấn đấu đến hết năm 2025, hộ nghèo giảm còn 0,9%

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/7/2024 | 2:23:36 PM

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2025.

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.
Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.

Theo Kế hoạch, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh hết năm 2025 còn 0,9%. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm trên 4%, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 3%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%. Đến hết năm 2025, huyện Sơn Động thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh không phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo là người có công với cách mạng.

Theo đó, Chương trình MTTQ giảm nghèo bền vững năm 2025 thực hiện 7 dự án: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình.

Để thực hiện có hiệu quả chương trình, tỉnh Bắc Giang sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo kiến thức trong lao động, sản xuất, sinh kế để chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình.

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội giảm nghèo. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững các cấp, bảo đảm đủ năng lực để tham mưu thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Huy động tối đa nguồn lực, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế cho người nghèo.

Theo Báo Bắc Giang

Các tin khác
Mắt bão Yagi nhìn từ vệ tinh.

ộ Giao thông vận tải yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3; đồng thời sẽ xem xét trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị lơ là trong công tác phòng, chống bão.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trao quà và biểu trưng cho các cán bộ, công chức đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua

Trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 4/9 tại Thủ đô Hà Nội, Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức Lễ Tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”.

Sản xuất hàng dệt may tại Tổng công ty May 10.

Tiền lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp tăng 6% kể từ ngày 1/7 vừa qua đã tạo áp lực đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm tăng lên. Ðể giải bài toán này, doanh nghiệp trong ngành dệt may đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, giảm các khâu trung gian giúp tối ưu hóa lợi nhuận.

Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu. (Ảnh LÊ NGUYỄN)

Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.200 km đường bờ biển, mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế biển và ven biển có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung. Để thúc đẩy kinh tế biển, trong những năm qua, kết quả nghiên cứu từ các Chương trình khoa học, công nghệ biển cấp quốc gia và cấp bộ trong quản lý biển, hải đảo có nhiều đóng góp quan trọng, là nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục