Lục Ngạn: Thêm 8 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
- Cập nhật: Thứ hai, 12/8/2024 | 4:17:11 PM
UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đợt 1 năm 2024. Theo đó, đợt này trên địa bàn huyện có thêm 8 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao.
Vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm trà hoa cúc chi của HTX Lục Ngạn xanh, tại xã Đồng Cốc.
|
Các sản phẩm được công nhận gồm: Vải thiều hữu cơ của hộ sản xuất Vũ Văn Mến thôn Bằng Công, xã Kiên Thành; vải u hồng Tân Mộc của HTX Dịch vụ tiêu thụ nông sản Tân Mộc; ổi Đồng Nga của hộ sản xuất, kinh doanh Lê Thành Đồng, thôn Thượng Vũ, Xã Quý Sơn; ổi sạch Thu Quế của hộ sản xuất, kinh doanh Nguyễn Đức Thức, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn; mận cơm Hoàng Thi Tân Sơn của hộ sản xuất, kinh doanh Hoàng Văn Thi, thôn Khuôn Kén, xã Tân Sơn; mật ong hoa vải Hằng Hiếu của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu; cao ngựa bạch Phong Vân của HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp xã Phong Vân; trà hoa cúc chi của HTX Lục Ngạn xanh.
Sản phẩm được công nhận được UBND huyện cấp giấy chứng nhận; sử dụng biểu trưng của chương trình OCOP và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm, được khen thưởng theo quy định và có giá trị trong thời hạn 36 tháng.
Sản phẩm trà hoa cúc chi của HTX Lục Ngạn xanh. |
UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tham mưu tổ chức công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Đồng thời phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng hướng dẫn UBND các xã, thị trấn và các chủ thể thực hiện việc sử dụng, in biểu trưng của chương trình, thứ hạng sao lên sản phẩm được công nhận theo quy định; đề xuất các giải pháp hỗ trợ các sản phẩm OCOP để tiếp tục hoàn thiện, giới thiệu, xúc tiến thương mại.
Các chủ thể có trách nhiệm duy trì chất lượng sản phẩm theo quy định, tiếp tục chuẩn hóa các sản phẩm đã được công nhận để nâng cấp đạt thứ hạng sao cao hơn.
Ngoài ra, UBND huyện cũng quyết định chứng nhận 2 sản phẩm có tiềm năng đạt 4 sao, đủ điều kiện gửi tỉnh đánh giá phân hạng gồm: Mỳ gạo ngũ sắc Hằng Hiếu và mỳ gạo Lục Ngạn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu.
Như vậy đến nay, huyện Lục Ngạn tiếp tục là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng sản phẩm OCOP với tổng số 52 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc đánh giá công nhận sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Các tin khác
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.