Yên Dũng: Hơn 9,6 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2024 | 11:26:08 AM
Thực hiện Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2030 (Nghị quyết số 26), UBND huyện Yên Dũng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức hướng dẫn các đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn đăng ký thực hiện và thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Nông dân xã Tiến Dũng làm đất chuẩn bị trồng rau màu.
|
Theo đó, tổng kinh phí thực hiện là gần 8 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh gồm: Hỗ trợ tập trung đất đai (1,5 tỷ đồng); hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp, thủy sản (3,4 tỷ đồng); hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, GACP - WHO, hữu cơ (400 triệu đồng); hỗ trợ vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung (gần 2,7 tỷ đồng).
Ngoài nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết số 26, UBND huyện Yên Dũng bố trí hơn 1,6 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để hỗ trợ vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung.
Qua đây, địa phương kỳ vọng sẽ thu hút và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính; hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước; mua máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất; đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở chế biến, bảo quản nông sản, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Đồng thời, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh quy mô lớn; tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng đồng bộ các tiến bộ, khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, khắc phục tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trong mùa vụ sản xuất nông nghiệp; tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cùng đó, mở rộng diện tích, quy mô sản xuất đối với các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của huyện đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu an toàn, sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, gắn với liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, phục vụ mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Các tin khác
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.