Bắc Giang: Cho phép sử dụng địa danh “Phúc Hòa” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/8/2024 | 4:43:39 PM

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định số 810/QĐ-UBND cho phép sử dụng địa danh “Phúc Hòa” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Vải sớm Phúc Hòa” và xác nhận vào bản đồ khu vực địa lý tương ứng với nhãn hiệu tập thể “Vải sớm Phúc Hòa”.

Vải sớm Phúc Hòa có màu đỏ tươi, căng tròn mọng nước, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng.
Vải sớm Phúc Hòa có màu đỏ tươi, căng tròn mọng nước, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng.

Cụ thể, UBND tỉnh cho phép Hợp tác xã Sản xuất tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa (thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên) được phép sử dụng địa danh "Phúc Hòa” trên nhãn hiệu tập thể "Vải sớm Phúc Hòa” và xác nhận vào bản đồ khu vực địa lý tương ứng với nhãn hiệu tập thể "Vải sớm Phúc Hòa”.

Hợp tác xã Sản xuất tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể theo quy định pháp luật. Tổ chức quản lý việc sử dụng tên địa danh "Phúc Hòa” trên mẫu nhãn hiệu theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định hiện hành.

Trường hợp tên địa danh trên bị sử dụng sai mục đích, không vì lợi ích chung của Hợp tác xã hoặc trong trường hợp văn bằng nhãn hiệu tập thể của Hợp tác xã Sản xuất tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa bị chấm dứt hiệu lực hay được chuyển đổi hình thức bảo hộ thành nhãn hiệu chứng nhận hoặc Chỉ dẫn địa lý thì UBND tỉnh có quyền thu hồi quyền sử dụng địa danh "Phúc Hòa” đã cho phép tại Quyết định.

Năm 2012, huyện Tân Yên (Bắc Giang) được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu tập thể cho vùng vải sớm Phúc Hòa. Để giữ vững và nâng tầm thương hiệu, nhiều năm qua, huyện Tân Yên luôn quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã thực hiện nghiêm ngặt quy trình VietGAP trong chăm sóc và gắn tem truy xuất nguồn gốc cho nhãn hiệu "Vải sớm Phúc Hòa” góp phần xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm. Qua đó, giúp người dân đẩy mạnh hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của sản phẩm; xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp, gắn với xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ hiệu quả.

Theo Báo Bắc Giang

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự