Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2024 | 4:07:57 PM

Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.200 km đường bờ biển, mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế biển và ven biển có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung. Để thúc đẩy kinh tế biển, trong những năm qua, kết quả nghiên cứu từ các Chương trình khoa học, công nghệ biển cấp quốc gia và cấp bộ trong quản lý biển, hải đảo có nhiều đóng góp quan trọng, là nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu. (Ảnh LÊ NGUYỄN)
Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu. (Ảnh LÊ NGUYỄN)

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, những năm qua, nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu cho những kết quả tích cực, góp phần vào phục vụ kinh tế biển. Điển hình như chương trình Khoa học và công nghệ về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 đã dự thảo các quy định về cơ chế, chính sách để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Đề tài đã góp phần đưa ra các nguyên tắc, phương pháp, bộ tiêu chí lồng ghép các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; xác lập hành lang bảo vệ bờ biển; phân loại tài nguyên hải đảo… Kết quả nghiên cứu của chương trình đã đề xuất các công nghệ, phương pháp, mô hình tính toán ứng dụng trong điều tra cơ bản, kiểm soát tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; khắc phục các sự cố môi trường và thiên tai trên biển…

Ngoài ra, chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 về nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển đã xây dựng bộ cơ sở dữ liệu cũng như các mô hình và giải pháp công nghệ phát triển kinh tế biển. Nổi bật như: Mô hình phát triển bền vững các vùng cửa sông, hệ thống đảo; Công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến nguồn lợi sinh vật; Giải pháp công trình giảm thiểu xói lở bờ biển; Công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, môi trường và thiên tai biển…

Đánh giá của các chuyên gia về kinh tế biển cho thấy, các nghiên cứu khoa học, công nghệ đã phát hiện và làm rõ các đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển; đánh giá tiềm năng, dự báo triển vọng cho phát triển bền vững biển, kinh tế biển.

Đáng chú ý, một số kết quả của các hướng nghiên cứu mới đã cung cấp luận cứ và cơ sở khoa học cho quy hoạch biển và thiết lập các khu bảo vệ biển, góp phần thực hiện một số Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Khoa học và công nghệ cũng đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, bảo tồn thiên nhiên biển và ngăn ngừa, phòng tránh thiên tai; bảo vệ các quyền và lợi ích biển.

Một loạt lĩnh vực công nghệ biển được triển khai ứng dụng, tập trung các ngành, lĩnh vực như: dầu khí, hải sản, hàng hải, xây dựng công trình biển, kỹ thuật bờ biển, trắc địa-bản đồ biển và địa chất biển góp phần thúc đẩy sản xuất, khai thác tài nguyên, giữ vững an ninh, quốc phòng trên biển.

 

Đáng chú ý, các nghiên cứu góp phần tích cực cho kinh tế-dân sinh biển, vùng ven biển và đảo; nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ; góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nuôi trồng thủy sản; góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Các nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng góp phần quan trọng giúp các địa phương quy hoạch sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế-xã hội, giảm đói nghèo và phát triển bền vững liên quan kinh tế biển.

Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Đức Toàn cho biết, mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực nhưng thực tế cho thấy chất lượng nghiên cứu chưa đồng đều và hiệu quả ứng dụng chưa cao; hoạt động nghiên cứu còn thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung nghiên cứu còn thiếu chiều sâu và dàn trải. Đáng chú ý, các nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ có không gian và chủ đề nghiên cứu tập trung ở ven bờ, rất hạn chế ở vùng biển sâu, biển xa…

Vì vậy, khoa học công nghệ biển cần thực hiện hiệu quả các yêu cầu, mục tiêu Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu. Các nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cần góp phần đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam mà các nghị quyết của Đảng, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ đã nêu ra.

Ngành khoa học và công nghệ cũng như ngành tài nguyên và môi trường cần mở thêm các nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực biển, hải đảo... nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế biển bền vững…

Các tin khác
Thợ lò Công ty than Hạ Long hô vang khẩu hiệu an toàn trước khi vào ca sản xuất.

Sau những ngày gián đoạn phải tạm dừng sản xuất do ảnh hưởng của bão số 3, đến thời điểm này, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã lần lượt được cấp điện trở lại, nhanh chóng ổn định sản xuất-kinh doanh với yêu cầu cao nhất là bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động.

Làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển, các chính sách ưu đãi về môi trường và các chính sách khác theo quy định của pháp luật.

Quy định quản lý, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; phân cấp và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế; Quy định một số nội dung cụ thể của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản... là những chính sách mới của tỉnh Bắc Giang có hiệu lực từ tháng 9/2024.

Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II (Kim Thành). Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN

an Quản lý Khu kinh tế Lào Cai cho biết đã khôi phục hoạt động xuất, nhập cảnh đối với người và phương tiện qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ Lào Cai (Hồ Kiều); Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) kể từ 11h00 (giờ Hà Nội) ngày 11/9/2024.

Người dân thị trấn Bố Hạ (Yên Thế) di chuyển cây giống lâm nghiệp đến nơi an toàn.

Đến ngày 10/9, nước đã rút trên địa bàn huyện Sơn Động, Lục Ngạn, giao thông cơ bản thông suốt. Tuy nhiên, khó khăn chưa hết thì nước từ thượng nguồn tiếp tục đổ về khiến lũ trên một số sông lại dâng cao. Với tinh thần hạn chế thấp nhất thiệt hại, Bắc Giang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất, đời sống sau bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục