15 năm ngành Công thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/11/2024 | 10:52:49 PM

Sáng 12/11, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá cao, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả quan trọng ngành Công Thương đã đạt được trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá cao, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả quan trọng ngành Công Thương đã đạt được trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tham dự sự kiện có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công thương; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai từ năm 2009 theo Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá cao kết quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Theo Phó Thủ tướng, Cuộc vận động đã giúp nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam có những chuyển biến rõ nét; trên 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam”, "Tinh hoa hàng Việt Nam”; trên 90% doanh nghiệp biết đến Phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và trên 70% doanh nghiệp tham gia Phong trào này.

Đồng thời, duy trì và tăng tỷ trọng hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối trong nước (hàng Việt Nam hiện chiếm trên 85% hàng hóa tại các kênh phân phối hiện đại); doanh thu bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước.

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên nhận định: "Cuộc vận động đã giúp cho người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thị trường trong nước, từ đó chú trọng nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất, phương thức kinh doanh và xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu.

15 năm ngành Công thương thực hiện Cuộc vận động

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại chương trình.

Cách tiếp cận thị trường của doanh nghiệp cũng bài bản, hiệu quả hơn, vì vậy người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng đánh giá cao chất lượng, uy tín thương hiệu hàng Việt Nam".

Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, Cuộc vận động đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ 2009 đến nay liên tục đạt mức tăng trưởng trên dưới 10% so với năm trước; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống dưới 5% từ năm 2014 đến nay.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nhập siêu giảm , tiến tới xuất siêu liên tục từ năm 2016; hàng Việt tại các các kênh phân phối chiếm tỷ lệ khá cao, trên 80% tại các siêu thị; từ 60% trở lên tại kênh bán lẻ truyền thống. Từng bước hình thành những tập đoàn kinh tế đủ mạnh, dẫn dắt các phân ngành công nghiệp.

 

Nhiều chuỗi cung ứng trong nước được hình thành như: Chuỗi cung ứng điện năng, khí LNG, điện tử, thép, dệt may - thời trang, da giày, đồ gỗ… Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các doanh nghiệp FDI.

Theo bà Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay và những dự báo cho thời gian tới, chúng ta cần thực sự mạnh dạn, quyết liệt thay đổi phương thức triển khai thực hiện để Cuộc vận động đạt hiệu quả cao hơn nữa, thiết thực hơn nữa gắn với tình hình mới của đất nước và xu thế phát triển của toàn cầu.

Trong đó, bà Tô Thị Bích Châu lưu ý mở rộng mạng lưới phân phối hàng Việt qua thương mại điện tử và chuyển đổi sang sản xuất xanh…

15 năm ngành Công thương thực hiện Cuộc vận động

Bà Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Trong giai đoạn phát triển mới với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để kết quả thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở tất cả các cấp, các ngành nói chung và ngành công thương nói riêng được toàn diện hơn nữa, Phó Thủ tướng đề nghị ngành công thương tập trung triển khai 3 nhóm giải pháp trọng tâm: Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về Cuộc vận động, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam;

Bộ Công thương tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình hành động hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong hưởng ứng Cuộc vận động.

15 năm ngành Công thương thực hiện Cuộc vận động

Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia, các doanh nghiệp, địa phương chia sẻ về thực tiễn phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam tại các phiên thảo luận của sự kiện.

Ba là, các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng tốt nhất và giá cả phù hợp nhất. Chú trọng xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá; phát triển kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Hơn 500 đại biểu tham dự chương trình, đại diện cho các đơn vị trong ngành công thương, cùng một quyết tâm: phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc".

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự