Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển thương mại, dịch vụ hiện đại
- Cập nhật: Thứ tư, 4/12/2024 | 10:05:16 AM
Thời gian qua, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Công Thương và các địa phương tổ chức nhiều lớp nâng cao kỹ năng phát triển thương mại điện tử (TMĐT) cho doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh. Nhờ đó, nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh (SXKD) đã chủ động kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các sàn TMĐT thuận lợi. Qua đó góp phần giúp thương mại, dịch vụ (TMDV) của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại.
Đóng gói bánh nướng tại cơ sở sản xuất bánh Tiến Lợi (TP Bắc
Giang).
|
Thúc đẩy TMDV tăng trưởng
Cơ sở sản xuất bánh Tiến Lợi của gia đình chị Lê Huyền Trang, đường Thánh Thiên, phường Lê Lợi (TP Bắc Giang) được gây dựng từ năm 1970. Những năm trước, gia đình chị chỉ sản xuất các loại bánh khảo, bánh ngọt, bánh nướng,… bán lẻ tại các chợ, cửa hàng nhỏ trong tỉnh. Khi mạng xã hội bùng nổ, chị tự mày mò, đưa các sản phẩm quảng cáo và bán trên mạng Facebook, Zalo, tuy nhiên, do chưa có kỹ năng nên hiệu quả không cao. Năm 2022, chị được tham gia khóa tập huấn do Sở Công Thương tổ chức về cách thức sản xuất video, viết bài quảng cáo, bình luận và đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT như: Postmart, Voso, Sendo, Shopee; các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tiktok sao cho hiệu quả nhất. Sau khóa học, chị lập trang fanpage Tiến Lợi trên Facebook và 1 "kênh” quảng bá trên Tiktok đồng thời bố trí nhân viên chuyên tương tác với khách hàng và chốt đơn trên các sàn, trang TMĐT.
Đến nay, thương hiệu bánh Tiến Lợi được nhiều người biết đến, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi trên toàn quốc. Bình quân mỗi năm, cơ sở sản xuất và tiêu thụ được khoảng 3 triệu sản phẩm bánh đóng hộp, doanh thu từ 12-15 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động với mức thu nhập từ 6-9 triệu đồng/tháng. Hiện cơ sở có 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao gồm: Bánh nướng, bánh dẻo, bánh khảo và bánh chả Tiến Lợi. Chị Trang chia sẻ: "Từ khi tham gia TMĐT, thương hiệu bánh Tiến Lợi dễ nhận diện và lan tỏa tốt hơn, đồng thời nhận được nhiều phản hồi về chất lượng, mẫu mã sản phẩm từ người tiêu dùng. Nhờ đó, chúng tôi nắm bắt được thị hiếu của người dân để sản xuất các loại bánh mới, phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao”.
Được biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 11 tháng năm 2024 của tỉnh đạt gần 61 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt hơn 42,87 nghìn tỷ đổng; tổng doanh thu dịch vụ đạt hơn 18,1 nghìn tỷ đồng). Theo đánh giá của Sở Công Thương, cùng với cơ sở sản xuất bánh Tiến Lợi, hàng chục DN, HTX, cơ sở sản xuất trong tỉnh khác sau khi được Sở phối hợp hướng dẫn tham gia TMĐT và chuyển đổi số lĩnh vực TMDV đều hoạt động hiệu quả. Ví như Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương (sản xuất các loại rau, đậu, hoa, cây cảnh), HTX Nông nghiệp Gấc Việt thị xã Việt Yên (sản xuất các sản phẩm từ gấc); HTX Nông nghiệp Quang Duy, huyện Yên Thế (sản xuất các loại dầu thực vật),… Nhiều chủ thể xây dựng được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tổ chức mạng lưới bán hàng.
Đơn cử như trường hợp HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế, ngoài liên kết chăn nuôi gà đồi với nông dân còn xây dựng được nhiều đại lý tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế tại các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, TP Hà Nội. Nhìn chung, các DN, HTX, cơ sở sản xuất sau khi tham gia TMĐT doanh thu tăng hàng tỷ đồng/năm, góp phần tích cực vào hiệu quả hoạt động TMDV của tỉnh.
Nhiều giải pháp hỗ trợ
TMĐT đang mở ra nhiều triển vọng phát triển cho lĩnh vực TMDV. Do đó, Sở Công Thương đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp phát triển TMĐT nhằm từng bước thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại cho người dân và các chủ thể SXKD. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các DN, HTX, cơ sở SXKD tiếp cận, ứng dụng TMĐT, giúp cắt giảm chi phí quảng bá, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Giao diện sàn TMĐT 24h.vn của tỉnh Bắc Giang có 410 gian hàng và gần 1 nghìn sản phẩm được bày bán, đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân. |
Riêng năm 2024, Sở Công Thương đã phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số, Cục Xúc tiến thương mại (cùng Bộ Công Thương), UBND các huyện, thị xã, TP, các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh và nền tảng mạng xã hội TikTok tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng kinh doanh trực tuyến cho hơn 80 DN, HTX, hộ sản xuất có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh; nâng cao nhận thức về TMĐT cho hơn 650 học sinh, sinh viên; bổ túc kiến thức thực thi pháp luật và ứng dụng các giải pháp trong TMĐT cho đối tượng làm công tác quản lý nhà nước; tổ chức "khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho DN, HTX” cho hơn 50 DN, HTX thuộc các ngành hàng: Nông sản, thực phẩm, dệt may, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
Năm 2024, Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng kinh doanh trực tuyến cho hơn 80 DN, HTX, hộ sản xuất có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh; nâng cao nhận thức về TMĐT cho hơn 650 học sinh, sinh viên; tổ chức "khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho DN, HTX” cho hơn 50 DN, HTX thuộc các ngành hàng: Nông sản, thực phẩm, dệt may, giày dép, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. |
Sở cũng phối hợp đặt ban-nơ quảng bá hình ảnh trên trang chủ Nền tảng hỗ trợ DN xuất khẩu Việt Nam ECVN.com và Hiệp hội TMĐT Việt Nam; duy trì sàn giao dịch TMĐT (Hosting); gia hạn quyền sở hữu tên miền cho sàn giao dịch TMĐT San24h.vn. Tính đến hết tháng 11, sàn TMĐT San24h.vn đã có gần 22,9 triệu lượt truy cập và giao dịch, tăng hơn 2,25 triệu lượt so với cùng kỳ. Hiện San24h.vn có 410 gian hàng và gần 1 nghìn sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, nông - lâm - thủy sản, thực phẩm chế biến,… cùng nhiều loại dịch vụ khác được trưng bày, quảng bá; tăng 44 gian hàng và gần 160 sản phẩm so với năm 2023.
Để tận dụng và phát triển TMĐT, ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, Sở tiếp tục tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TMĐT cho các đối tượng từ quản lý nhà nước, DN, HTX đến người dân. Hỗ trợ các chủ thể SXKD và người dân phòng ngừa, ứng phó với các tranh chấp, gian lận thương mại trên các nền tảng số. Phối hợp với hệ thống các ngân hàng thương mại triển khai thanh toán điện tử trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích. Hỗ trợ kết nối DN TMĐT với các DN, HTX, hộ sản xuất để đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và quá trình chuyển đổi số của DN thông qua việc hỗ trợ các DN, HTX tham gia các sàn TMĐT lớn trong và ngoài nước. Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT.
Các tin khác
Số liệu khảo sát cho thấy, trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/ tháng.
Trong năm 2024, Bộ Công thương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm đạt kết quả các nhiệm vụ được giao. Đến nay, có thể khẳng định, ngành công thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024.
Với mục đích đưa Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, đồng thời trở thành chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, những năm qua, huyện Lục Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng, cũng như quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2024, 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam tiếp tục là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2025, triển vọng xuất khẩu sang các quốc gia này vẫn rất lớn.