Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản sang các thị trường chủ lực
- Cập nhật: Chủ nhật, 22/12/2024 | 4:46:47 PM
Năm 2024, 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam tiếp tục là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2025, triển vọng xuất khẩu sang các quốc gia này vẫn rất lớn.
Thủy sản là một trong những mặt hàng còn nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
|
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thị trường Mỹ, nhất là tôm và cá tra đang ngày càng gia tăng. Thị trường gỗ và các sản phẩm gỗ của Mỹ ước đạt 125,6 tỷ USD năm 2024 với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024-2029 là 1,11%/năm. Ngoài ra, Mỹ cũng là thị trường tiêu dùng lớn các sản phẩm như cà-phê, hạt điều, hồ tiêu…
Đối với thị trường Trung Quốc, năm 2024, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đã có bước tiến dài, không chỉ tăng trưởng về kim ngạch mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ. Nông sản Việt đã có mặt trong chuỗi siêu thị lớn ở các tỉnh phát triển sâu trong nội địa của Trung Quốc như Sơn Đông, Hồ Nam.
Năm 2024, Việt Nam đã ký kết thêm nhiều nghị định thư với Trung Quốc, mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới như sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu nuôi. Nông sản Việt Nam đã xuất hiện lần đầu trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội của Trung Quốc như TikTok, Kuaishou, Taobao, JD.com và Xiaohongshu.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nhu cầu tiêu thụ nông sản cao, cụ thể như nhu cầu tiêu thụ rau quả và thủy sản được dự đoán tăng mạnh lần lượt là 6,64%/năm và 7,56%/năm giai đoạn 2024-2029; nhu cầu nhập khẩu cao-su, sắn tiếp tục tăng do nguồn cung trong nước hạn chế… là những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2025.
Tại thị trường Nhật Bản, trong năm 2024, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, hiện các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, nên dư địa và cơ hội còn rất lớn.
Để đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ, an toàn và đạt tiêu chuẩn bền vững. Các loại nông sản mà Nhật Bản có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu cao là: thủy sản (tôm), gỗ và các sản phẩm gỗ (gỗ nguyên liệu, dăm gỗ, viên nén), rau quả (rau và trái cây đông lạnh, quả và hạt chế biến).
Các tin khác
Chiều 26/12, Sở Y tế Bắc Giang tổ chức tổng kết, chia tay 5 nhân viên y tế tỉnh Xay Sổm Bun (Lào) kết thúc khóa đào tạo tại Bắc Giang; gặp mặt 3 chuyên gia y tế tỉnh Bắc Giang sang giúp tỉnh Xay Sổm Bun vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về.
Số liệu khảo sát cho thấy, trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/ tháng.
Trong năm 2024, Bộ Công thương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm đạt kết quả các nhiệm vụ được giao. Đến nay, có thể khẳng định, ngành công thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024.
Với mục đích đưa Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, đồng thời trở thành chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, những năm qua, huyện Lục Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, hỗ trợ các chủ thể nâng cao chất lượng, cũng như quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.