Nhiều chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 2

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/1/2025 | 9:30:08 PM

Tháng 2/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến kinh tế như giá điện và giá dịch vụ về điện, quy định về đăng ký thuế, giám định tiền giả, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai… chính thức có hiệu lực thi hành.

Công nhân Công ty Truyền tải điện kiểm tra thiết bị TBA 220 kV Xuân Mai. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Công nhân Công ty Truyền tải điện kiểm tra thiết bị TBA 220 kV Xuân Mai. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN

Chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ 1/2/2025; trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.

Theo đó, chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện phải bảo đảm phản ánh chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh điện hợp lý, hợp lệ của đơn vị điện lực; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết giá của Nhà nước phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh; giá điện bảo đảm khuyến khích sử dụng điện có hiệu quả và tiết kiệm.

Cùng với đó là thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý và giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh khi chưa đủ điều kiện tham gia hoặc không lựa chọn tham gia mua bán điện trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Đồng thời giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng, miền phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh.

Quy định về đăng ký thuế 

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế, thay thế Thông tư 105/2020/TT-BTC và có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.

Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đối tượng đăng ký thuế như sau:

- Đối tượng đăng ký thuế bao gồm: người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế; người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế.

- Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chuyên ngành không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế); đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh…

Hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Thông tư nêu rõ, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tạm thu giữ và lập biên bản theo mẫu. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển hồ sơ giám định đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.

Đặc biệt, Thông tư 58/2024/TT-NHNN cũng nêu rõ, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định và nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh. Hồ Sơ bao gồm: Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả; hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định; sau tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám định, cơ quan giám định sẽ thông báo kết quả bằng văn bản cho người đề nghị giám định. Việc giám định tiền giả, nghi tiền giả là miễn phí.

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

Chính phủ ban hành Nghị định số 9/2025/NĐ-CP ngày 10/1/2025 quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/2/2025.

Chính sách hỗ trợ áp dụng cho cá nhân, hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (trừ doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc dịch hại thực vật.

- Mức hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại:

Đối với cây lúa, được hỗ trợ từ 3 - 10 triệu đồng/ha, tùy theo mức độ thiệt hại và thời gian gieo trồng; cây mạ, thiệt hại trên 70% được hỗ trợ 30 triệu đồng/ha, thiệt hại từ 30 - 70% hỗ trợ 15 triệu đồng/ha; cây trồng hàng năm được hỗ trợ từ 3 - 15 triệu đồng/ha, tùy vào giai đoạn sinh trưởng; cây trồng lâu năm được hỗ trợ từ 6 - 30 triệu đồng/ha, tùy theo mức độ thiệt hại và thời kỳ sinh trưởng.

- Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị tổn hại: Cây rừng và lâm sản ngoài gỗ được hỗ trợ từ 4 - 15 triệu đồng/ha; rừng giống và vườn cây giống hỗ trợ từ 10 - 60 triệu đồng/ha, tùy nhóm cây và mức độ thiệt hại.

- Mức hỗ trợ đối với thủy sản bị thiệt hại: Nuôi thủy sản trong ao, đầm, hồ được hỗ trợ 60 triệu đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại; nuôi thủy sản trong bể, lồng được hỗ trợ 30 triệu đồng/100m³ thể tích nuôi; nuôi theo hình thức khác được hỗ trợ 15 triệu đồng/ha.

- Mức hỗ trợ đối với vật nuôi bị thiệt hại: Gia cầm được hỗ trợ 15.000 - 45.000 đồng/con, tùy theo độ tuổi; lợn, bò, trâu được hỗ trợ từ 500.000 - 12 triệu đồng/con, tùy loại vật nuôi và độ tuổi; hươu, dê, đà điểu được hỗ trợ 1 - 2,5 triệu đồng/con.

- Mức hỗ trợ sản xuất muối bị ảnh hưởng: Thiệt hại trên 70% được hỗ trợ 4 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ 3 triệu đồng/ha...

Hình thức hỗ trợ có thể bằng tiền hoặc hiện vật như cây giống, con giống, vật tư sản xuất với giá trị tương đương mức hỗ trợ tiền mặt tại thời điểm nhận hỗ trợ. Chính sách này nhằm giúp nông dân khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội và phục hồi nền kinh tế nông nghiệp sau thiên tai, dịch hại.

Theo TTXVN

heo TTXVN

Các tin khác
Quang cảnh lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Hoàng Minh/PV TTXVN tại Campuchia

Trong không khí hân hoan phấn khởi của những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, tại sự kiện kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Minh Vũ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của năm 2025 - năm chuẩn bị hành trang để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh và thịnh vượng.

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Samkwang Vina, KCN Quang Châu.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 đến hết 2/2/2025), các doanh nghiệp (DN) trong các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang đã trở lại hoạt động bình thường.

Tổng Công ty may Bắc Giang (LGG), xã Nghĩa Hòa (Lạng Giang) là một trong những DN ứng dụng công nghệ trong quản trị DN mang lại hiệu quả cao.

Trong thời đại 4.0 với sự bùng nổ của công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa hay “thế giới phẳng” đã xóa nhòa giới hạn về địa lý. Sự thay đổi này tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi các phương thức hiện đại dần thay thế cách làm truyền thống, buộc người kinh doanh phải đổi mới để thích nghi và trụ vững.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh tư liệu: TTXVN phát

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ có bài viết với tiêu đề “Nhìn lại thế giới năm 2024 và dự báo trong năm 2025”, trong đó nhấn mạnh năm 2025, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng, Việt Nam cần tiếp tục kiên trì triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; sẵn sàng trước các tình huống phức tạp của tình hình thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự