H’Hen Niê và 100 nghệ sĩ Việt quảng bá văn hóa Việt Nam tại EXPO Dubai
- Cập nhật: Chủ nhật, 12/12/2021 | 5:21:31 PM
Hoa hậu H’Hen Niê trở thành người đại diện hình ảnh cho chương trình nghệ thuật Dòng chảy bất tận (The Eternal Flow) diễn ra ở quảng trường Al Wasl, trong khuôn khổ Ngày quốc gia Việt Nam 30-12 tại Triển lãm thế giới EXPO Dubai.
H'Hen Niê mặc trang phục làm từ thổ cẩm trong hoạt động livestream bán nông sản giúp nông dân - Ảnh: Facebook H'Hen Niê
|
H'Hen Niê mặc trang phục làm từ thổ cẩm trong hoạt động livestream bán nông sản giúp nông dân - Ảnh: Facebook H'Hen Niê
Chương trình nghệ thuật Dòng chảy bất tận do Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Cục Hợp tác quốc tế, UBND tỉnh Đắk Nông, Công ty Tấm và Cám phối hợp thực hiện nhằm giới thiệu nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, những tinh hoa văn hóa được hình thành và đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử, các giá trị truyền thống của 54 dân tộc anh em.
Điểm nhấn của chương trình nghệ thuật là phần trình diễn thời trang thổ cẩm, giới thiệu các bộ sưu tập của nhà thiết kế Diego, Vũ Việt Hà và Lý Quí Khánh.
Các nhà thiết kế đã thổi một làn gió mới vào trang phục dân tộc với chất liệu chính là thổ cẩm dệt thủ công của đồng bào dân tộc thiểu số. Những mẫu thiết kế có tính ứng dụng cao, có sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại.
Nói về lý do chọn chất liệu thổ cẩm, bà Mỹ Dung - tổng giám đốc Công ty Tấm và Cám - cho biết có tới 35 dân tộc của Việt Nam có thổ cẩm, là sản phẩm văn hóa của nhiều địa phương.
Chương trình Dòng chảy bất tận sẽ diễn ra ngày 30-12-2021 tại quảng trường trung tâm (mái vòm AL WASL Plaza), sử dụng công nghệ trình chiếu 360 độ lớn nhất thế giới với sự góp mặt của các hoa hậu, á hậu, người mẫu trong nước và khoảng 60 người mẫu quốc tế.
Ngoài ra, chương trình còn có hơn 100 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Đoàn nghệ nhân cồng chiêng Tây Nguyên (Đắk Nông), Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh... Ông Tạ Quang Đông - thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch - chỉ đạo nghệ thuật.
Lý Quí Khánh với mẫu thiết kế từ thổ cẩm - Ảnh: Facebook Lý Quí Khánh
Hoạt động này góp phần phát huy giá trị văn hóa nghề dệt thổ cẩm truyền thống, quảng bá các sản phẩm ứng dụng của các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam, hướng tới xây dựng thương hiệu quốc gia trong ngành may mặc từ thổ cẩm.
Từ đó, ban tổ chức xây dựng quỹ bảo tồn thổ cẩm thông qua việc tặng chỉ, khung dệt, thuê nghệ nhân dệt thổ cẩm giỏi hướng dẫn cho bà con và thu mua lại thổ cẩm.
Triển lãm thế giới WORLD EXPO diễn ra từ ngày 1-10-2021 đến 31-3-2022.
Việt Nam tham gia sự kiện này với nhiều hoạt động như: nghi lễ thượng cờ Việt Nam, lễ diễu hành, tuần phim Việt Nam, triển lãm tranh, chương trình giới thiệu quốc gia và thông tin về chính sách đối ngoại, kinh tế, đầu tư, thương mại, du lịch Việt Nam.
NQ Theo BGTV
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.