TP HCM triển khai nhiều dự án nghệ thuật

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/2/2022 | 9:10:59 AM

Những hoạt động nghệ thuật đặc sắc mang thương hiệu của TP HCM dự kiến sẽ được triển khai trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần 2022

Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM 2019 đã thành công ngoài mong đợi, nhiều khả năng lễ hội này sẽ tái xuất trong năm nay. (Ảnh do BTC cung cấp)
Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM 2019 đã thành công ngoài mong đợi, nhiều khả năng lễ hội này sẽ tái xuất trong năm nay. (Ảnh do BTC cung cấp)

Trở lại trạng thái bình thường mới, TP HCM tập trung thực hiện nhiều dự án phát triển xã hội, trong đó có những dự án nghệ thuật.

Thích nghi tình hình mới

Năm 2021 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật đã phải hoãn lại. Không ít dự án không thể thực hiện được dù kế hoạch chuẩn bị đã hoàn thành và chỉ đợi ngày triển khai.

Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM đã rất linh hoạt trong việc thích nghi với tình hình mới. Nhiều chương trình được thực hiện bằng hình thức livestream nhằm giữ kết nối giữa nghệ sĩ, các đơn vị làm văn hóa với khán giả tại nhà; các hoạt động tham quan bảo tàng trực tuyến. Đặc biệt là hoạt động sáng tác, dàn dựng tác phẩm nghệ thuật phục vụ các hoạt động chính trị, văn hóa trên địa bàn thành phố vẫn được duy trì.

Sang năm 2022, tình hình dịch Covid-19 tại thành phố cơ bản đã được kiểm soát, mở ra hy vọng nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật quan trọng sẽ được triển khai. Dự kiến trong năm nay, bên cạnh cuộc vận động sáng tác với chủ đề "Chung một niềm tin chiến thắng", còn có cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang" kết hợp kế hoạch triển khai phát triển nghệ thuật truyền thống trên địa bàn huyện Củ Chi, hoạt động quảng bá các tác phẩm đoạt giải trong cuộc vận động sáng tác tác phẩm âm nhạc và sân khấu hướng đến kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2022) và chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước.

Nhiều hoạt động nằm trong mục tiêu "bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - nghệ thuật dân tộc, phát triển sự nghiệp văn học giai đoạn 2021 - 2025" cũng sẽ được thực hiện trong năm 2022 như: Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM, Liên hoan Nghệ thuật hàn lâm "Giai điệu mùa thu"...

Nghệ sĩ hoạt động tại TP HCM sẽ tham gia các cuộc thi: Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc, Liên hoan Âm nhạc ASEAN, Liên hoan Ban nhạc toàn quốc, Liên hoan Xiếc quốc tế, "Tài năng múa rối toàn quốc"...

Tạo thương hiệu riêng

Nhiều hoạt động văn hóa cũng sẽ được chú trọng đầu tư trong năm 2022 như hoạt động di sản, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa vật thể và phi vật thể; tiếp tục phối hợp khảo sát các công trình, địa điểm để bổ sung vào Danh mục kiểm kê di tích giai đoạn 2021 - 2025.

Lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi để đề nghị UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới. Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu hoạt động bảo tàng thông qua các phương tiện thông tin, giới thiệu sự kiện, hoạt động nổi bật của bảo tàng đến Sở Du lịch, các công ty lữ hành...

Triển khai kế hoạch bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố; tham mưu triển khai kế hoạch bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử.

Ở lĩnh vực xuất bản, sẽ thực hiện tái bản/in lại tác phẩm cũ kết hợp với đầu tư tranh minh họa, thực hiện các phiên bản bìa cứng/sách đẹp. Bởi một số sách kén độc giả nhưng khi được in ấn đẹp sẽ thu hút nhiều người quan tâm hơn. Đáng chú ý là nhiều nhà xuất bản cũng lên kế hoạch mua bản quyền tái bản các tác phẩm văn học kinh điển trong và ngoài nước.

Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM (Hozo Festival) mùa đầu tiên vào năm 2019 đã gặt hái được hiệu ứng ngoài mong đợi về chất lượng chuyên môn cũng như cách tổ chức. Nhưng lễ hội mùa tiếp theo vào phút cuối do đại dịch Covid-19 nên phải hủy bỏ.

Đơn vị thực hiện chương trình là Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM cho biết Lễ hội Âm nhạc quốc tế TP HCM là một trong những chương trình biểu diễn được thành phố đầu tư xây dựng thành một thương hiệu riêng, không chỉ là điểm nhấn về văn hóa - nghệ thuật mà còn là nét riêng thu hút du khách khi đặt chân đến thành phố. Nhiều khả năng Hozo Festival 2022 sẽ tái xuất. 

Theo BGTV (NQ)


Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự