Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay chỉ tổ chức phần lễ, hạn chế tập trung quá đông người

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/2/2022 | 1:56:53 PM

Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Dần 2022 do tỉnh Phú Thọ tổ chức có chủ đề: Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương.

Do tình hình dịch Covid-19, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay chỉ tổ chức phần lễ. (Ảnh minh họa)
Do tình hình dịch Covid-19, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay chỉ tổ chức phần lễ. (Ảnh minh họa)

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay được tổ chức từ ngày mùng 6/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang cho biết, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định vị trí và ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ - ngày Quốc lễ của dân tộc.

Tuy nhiên, trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay sẽ tổ chức phần lễ vào 2 ngày là mùng 6 và mùng 10/3, bao gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân; Lễ Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ và Lễ Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Về phần hội, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân và du khách nên không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người, chỉ tổ chức một số hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như: Đánh trống đồng; đâm đuống; diễn xướng Hát Xoan tại các Làng Xoan cổ; múa rối nước; bơi chải truyền thống...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết thêm, trong dịp này, tỉnh sẽ không tổ chức Hội chợ Hùng Vương, Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương, Lễ hội đường phố… Các hoạt động Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến tổ chức tại Phú Thọ dịp này sẽ tạm dừng đến thời điểm phù hợp.

Nội dung kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không tổ chức thành sự kiện riêng mà lồng ghép cùng hoạt động trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022.

Đồng thời, yêu cầu các sở, ngành và thành phố Việt Trì cần chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức một số hoạt động điểm nhấn, kết hợp hài hòa văn hóa dân gian, truyền thống và hiện đại tại trung tâm lễ hội thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương và Công viên Văn Lang.

 
Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự