Ngày Sách Việt Nam 2022 có chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”
- Cập nhật: Thứ sáu, 4/3/2022 | 2:09:35 PM
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022, với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”.
![]() |
Các hoạt động khuyến mãi, giới thiệu sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam luôn thu hút người đọc.
|
Theo kế hoạch, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức và cộng đồng; phát hiện, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong cộng đồng.
Theo kế hoạch, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022 sẽ được tổ chức, triển khai các hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tiễn, phát huy vai trò của cơ quan, đơn vị; nội dung hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, sáng tạo và an toàn, đồng thời thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Trong điều kiện dịch bệnh có diễn biến phức tạp, có thể đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để tổ chức các hoạt động bằng hình thức trực tuyến và hình thức phù hợp khác.
Nội dung của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022 là tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Một số hoạt động dự kiến sẽ tổ chức trong Ngày hội Sách và Văn hóa đọc gồm: phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc và Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022, tuyên truyền giới thiệu sách, kể chuyện và làm theo sách, vẽ tranh theo sách, xếp sách nghệ thuật, giao lưu, tọa đàm về sách và văn hóa đọc, tôn vinh người đọc, người làm thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và góp phần phát triển văn hóa đọc, tổ chức không gian giới thiệu sách của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, ký tặng sách, quyên góp, ủng hộ và trao tặng sách, tổ chức các hoạt động khuyến đọc, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc sách, phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin...
Ngoài ra, còn khai thác nguồn lực về khoa học công nghệ, thế mạnh của không gian mạng để xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ tài liệu điện tử và tổ chức các hoạt động quảng bá về sách và văn hóa đọc.
Bên cạnh đó, Bộ cũng khuyến khích tổ chức các câu lạc bộ về sách, câu lạc bộ bạn đọc; phát động, nhân rộng mô hình tủ sách nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn tại các cơ quan, đơn vị.
Thời gian tổ chức bắt đầu từ trung tuần tháng 3 đến hết tháng 4. Trọng điểm từ ngày 15 đến 21/4.
Các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ căn cứ tình hình điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình theo thời gian và địa điểm phù hợp.
Vụ Thư viện chủ trì tham mưu xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các sự kiện, hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022.
Thư viện Quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc và các hoạt động khác chào mừng.
Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa hướng dẫn các trung tâm văn hóa, bảo tàng đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022, tổ chức hoặc lồng ghép các hoạt động chào mừng trong việc triển khai các nhiệm vụ của đơn vị tại các thiết chế văn hóa…
Các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt văn hóa của giảng viên và học sinh, sinh viên; giao Thư viện, Trung tâm Thông tin-Thư viện tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc theo chủ đề, các hoạt động khuyến đọc, hình thành các câu lạc bộ sách và văn hóa đọc, nhằm chấn hưng văn hóa, đặc biệt là phát triển văn hóa đọc phục vụ người học và người dạy tại cơ sở giáo dục…
Các tin khác

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng diêm dân của làng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) vẫn quyết giữ gìn cái nghề vất vả mà cha ông đã truyền lại.

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bloomberg nhận định, Việt Nam là điểm du lịch phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, đến cuối năm 2025 dự kiến đạt kỷ lục 23 triệu lượt khách quốc tế.

Tối 25/3, tại sân khấu ven bờ sông Hương, UBND thành phố Huế tổ chức Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” gắn với Festival Huế 2025.