Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/3/2022 | 5:45:33 PM
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 507/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2022 do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022.
Các thí sinh đoạt giải tại Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020.
|
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm nay có chủ đề "Khát vọng phát triển đất nước", được tổ chức nhằm hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên, từ đó khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, cộng đồng và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Cuộc thi cũng góp phần khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa Việt Nam đặc biệt là văn hóa đọc trong việc lan tỏa tri thức, nâng cao dân trí, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đối với thế hệ trẻ.
Với chủ đề "Khát vọng phát triển đất nước", Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 được phát động tới các học sinh phổ thông, sinh viên trên cả nước (bao gồm các trường thuộc lực lượng vũ trang) và người khiếm thị.
Vòng sơ khảo do Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an), Hội Người mù Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các tỉnh/thành phố và trường đại học/học viện tự tổ chức bằng nguồn kinh phí của các đơn vị bắt đầu từ tháng 3. Các đơn vị lựa chọn các bài dự thi xuất sắc nhất gửi về Ban Tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7.
Lễ phát động Cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3-4/2022 tại Thành phố Hà Nội dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến (livestream) phát trên Kênh Sách và Trí tuệ Việt (Kênh do Vụ Thư viện quản lý).
Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi dự kiến diễn ra vào tháng 11 tại Hà Nội.
Cơ cấu giải thưởng gồm các giải cá nhân như 4 Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu; 8 giải A, 16 giải B, 52 giải C, 180 giải Khuyến khích.
Các giải chuyên đề gồm giải cho đối tượng học sinh (bao gồm học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông): 24 giải; sinh viên: 8 giải; người khiếm thị: 1 giải Bài dự thi xuất sắc nhất; giải thưởng dành cho bình chọn: 1 giải Clip dự thi được nhiều người bình chọn nhất.
Các giải tập thể gồm Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất: 4 giải (dành cho 4 cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trường đại học/học viện); Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 1 giải; Đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo: 10 giải dành cho các đơn vị đầu mối tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các địa phương và trường đại học/học viện.
Các tin khác
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.
Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.