Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Hạnh phúc bắt đầu từ những điều giản dị

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/3/2022 | 4:09:02 PM

Khái niệm và quan điểm về hạnh phúc được hiểu theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào cảm nhận riêng của mỗi người, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cũng khác nhau.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) năm nay diễn ra khi thế giới và Việt Nam vẫn đang chống chọi với đại dịch COVID-19. Có lẽ mong muốn chung nhất của mọi người trong ngày này là làm sao có đủ sức khỏe để vượt qua đại dịch và cuộc sống sớm được trở lại bình thường.

Hạnh phúc từ những điều giản đơn

Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới (Miss World 2021) diễn ra vào sáng 17/3 (theo giờ Việt Nam), Hoa hậu Đỗ Thị Hà, đại diện Việt Nam tham dự chung kết Miss World 2021 đã lọt nhóm 13 người đẹp tại cuộc thi. Ngay sau khi kết thúc hành trình của mình tại Miss World 2021, Đỗ Thị Hà đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình: "Hạnh phúc có lẽ là từ ngữ thích hợp nhất để diễn tả tâm trạng của Hà lúc này. Mục tiêu Hà đặt ra và bây giờ Hà đã làm được, trở thành một trong 13 gương mặt xuất sắc nhất cuộc thi đã đủ khiến Hà cảm thấy tự hào. Hà vẫn luôn biết rằng mình nhận được sự ủng hộ rất lớn từ khán giả tại quê nhà và Hà cảm thấy biết ơn về điều đó".

Nghệ sỹ Nhân dân Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cũng từng chia sẻ trên trang cá nhân cảm giác hạnh phúc của mình khi chứng kiến tác phẩm sân khấu "Thượng Thiên Thánh Mẫu” – tác phẩm do Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam hợp tác dàn dựng đã được khán giả yêu mến: "Vượt qua rất nhiều khó khăn của đại dịch, 3 đêm diễn khai xuân vở "Thượng Thiên Thánh Mẫu" đã thực sự thành công, đủ để bù lại những nỗ lực của hơn 100 anh em, từ lãnh đạo, nghệ sỹ đến nhân viên hai nhà hát. Sung sướng biết bao khi được đắm mình trong không khí hân hoan, rực rỡ khi quý khán giả ùa xuống sân khấu hòa cùng các nghệ sỹ trong những thanh âm linh thiêng. Chúng tôi thực sự hạnh phúc…”.

Còn theo Nghệ sỹ Ưu tú Tạ Tuấn Minh (Nhà hát Kịch Việt Nam) thì quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản, đó là mỗi con người trước khi mang tới hạnh phúc cho cộng đồng, xã hội thì phải làm sao cho mái ấm gia đình của mình thật sự hạnh phúc…

Nghệ sỹ Ưu tú Quang Khải, Nhà hát Cải lương Việt Nam chia sẻ, ở góc độ là một con người bình thường, niềm hạnh phúc lớn nhất với anh là bố mẹ, vợ con, người thân của mình mạnh khỏe. Ở khía cạnh là người nghệ sỹ, anh hạnh phúc khi được làm nghề, được được đứng trên sân khấu, hóa thân vào từng nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật, được biểu diễn phục vụ công chúng, mang lại niềm vui cho những người yêu nghệ thuật, được khán giả yêu mến… Chia sẻ mong muốn của mình trong ngày Quốc tế Hạnh phúc, Nghệ sỹ Ưu tú Quang Khải cho biết, trong đại dịch COVID-19 như hiện nay, anh mong muốn gia đình, người thân bạn bè luôn mạnh khỏe, cũng như mong muốn tất cả người dân ở mọi miền Tổ quốc và trên thế giới đều mạnh khỏe, bình yên trong đại dịch…

Khát vọng vươn tới của toàn xã hội

"Hạnh phúc là gì?" câu hỏi nghe có vẻ đơn giản, nhưng có lẽ sẽ không thể tìm ra được mẫu số chung, bởi mỗi người có một định nghĩa khác nhau về hạnh phúc. Có người hạnh phúc vì có nhà cao cửa rộng, cơm no áo ấm, có người hạnh phúc vì mình và người thân khỏe mạnh, có người thì hạnh phúc vì được làm việc mình thích. Ví như, họa sỹ hạnh phúc khi được vẽ và tác phẩm được công chúng đón nhận; ca sỹ hạnh phúc khi được ca hát, nghệ sỹ hạnh phúc khi được biểu diễn, người nghệ nhân hạnh phúc khi được làm nghề truyền thống và sản phẩm của mình bán được trên thị trường, người nông dân hạnh phúc khi mùa màng bội thu… lại có người thấy hạnh phúc đơn giản là khi mình giúp đỡ được người khác…  

Có thể nói, hạnh phúc là một điều gì đó có thể dễ cảm nhận nhưng rất khó định nghĩa, bởi nó chỉ là cảm nhận của mỗi người và là sự hài lòng với cuộc sống của mỗi người. Vì lẽ đó, hạnh phúc đơn giản và bình dị hơn nhiều so với những gì người ta vẫn nghĩ. Đôi khi, hạnh phúc đơn giản chỉ là thời khắc hiện tại bạn thực sự hài lòng với những gì bạn có, bạn được làm những gì bạn thích và thích những gì bạn làm, đó là hạnh phúc.

 

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội từng chia sẻ, hạnh phúc là một điều gì đó có thể dễ cảm nhận nhưng rất khó định nghĩa. Chính vì thế, có rất nhiều câu danh ngôn về hạnh phúc nhưng cụ thể như thế nào vẫn chỉ là cảm nhận của mỗi người. Mà cảm nhận của con người lại vốn chủ quan. Tuy nhiên, dù hạnh phúc là cảm nhận mang tính chủ quan nhưng nhiều khi lại do hoàn cảnh xung quanh hay người bên ngoài chi phối. Hạnh phúc có thể phụ thuộc vào trên những yếu tố khách quan - cơ sở tạo nên sự cảm nhận về hạnh phúc - đó là mức độ thỏa mãn của con người với môi trường xung quanh: Điều kiện vật chất, tinh thần và cả các mối quan hệ bên ngoài. Vì thế, có những khi, làm cho người khác nhưng chính mình là người hạnh phúc. Vì vậy, Karl Marx đã từng nói: "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, hạnh phúc không chỉ là một giá trị quan trọng mà còn là khát vọng vươn tới của mỗi con người và toàn xã hội. Xây dựng một xã hội hạnh phúc cũng chính là thực hiện khát vọng phát triển đất nước hùng cường được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng…

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 được chính thức công bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc (tháng 6/2012) theo đề xuất của Vương quốc Bhutan, một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Á.

Liên hợp quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo. Vào ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau – biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ, cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm- dương, giữa ánh sáng- bóng tối, giữa ước mơ - và hiện thực…

Bởi vậy, ngày 20/3 hằng năm được gọi là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Theo Báo Tin tức (NQ)


Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự