Ra mắt Chương trình ALP 2021-2022: “Tương lai không gian sống Việt Nam”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/4/2022 | 9:21:21 AM

Ngày 31/3, tại Hà Nội, Chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) 2021-2022 với chủ đề “Tương lai không gian sống Việt Nam” do LIXIL Việt Nam khởi xướng dưới sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã chính thức ra mắt, nhằm tìm kiếm những sáng kiến, giải pháp cho các vấn đề của kiến trúc đương đại.

Đại diện Ban Tổ chức giới thiệu về chủ đề Chương trình ALP 2021-2022 “Tương lai không gian sống Việt Nam”.
Đại diện Ban Tổ chức giới thiệu về chủ đề Chương trình ALP 2021-2022 “Tương lai không gian sống Việt Nam”.

Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh và có tiềm năng ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế cũng như môi trường sống. Tuy nhiên, nhiều thách thức cũng đang được đặt ra, như thực trạng "khát” không gian xanh, hay cơ sở vật chất, hạ tầng bị quá tải và ảnh hưởng tới tính bền vững của đô thị.

Architecture Leader Perspective (ALP) là một nền tảng hỗ trợ phát triển và kết nối cộng đồng kiến trúc, thiết kế trên quy mô toàn quốc, ra đời từ năm 2016 do LIXIL Việt Nam sáng lập dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Từ đó đến nay, ALP đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng như: nghiên cứu lý luận, thực nghiệm, tọa đàm, triển lãm, giao lưu, nghiên cứu liên ngành... Năm nay, chương trình mở rộng quy mô và tăng thêm tính chuyên sâu với sự tham gia của các đơn vị như Hội Kiến trúc sư TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP Hồ Chí Minh, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ban tổ chức ALP 2021-2022 đưa ra 6 tiêu chí hướng tới một không gian sống tốt hơn, gồm sống an toàn, sống khỏe, sống tiện lợi, sống thông minh, sống bền vững, sống thăng hoa. Qua đó, chương trình đặt trọng tâm tìm kiếm những đề xuất cho không gian sống tương lai tại Việt Nam, từng bước giải quyết các vấn đề trong thiết kế kiến trúc, xây dựng hiện nay như: không gian an toàn, không gian công cộng, không gian sống thông minh, không gian xanh...

Ra mắt chương trình ALP 2021-2022:
 Đại diện của 5 đề tài nghiên cứu kiến trúc được công bố trong chương trình.

Tại lễ ra mắt, Tổng Giám đốc LIXIL Việt Nam Katsuaki Uchidate cho biết: "ALP 2021-2022 hướng đến một chương trình có quy mô và thông điệp xuyên suốt là tối ưu không gian sống cho người Việt. Thông qua một nền tảng kết nối các kiến trúc sư, kỹ sư, nhà nghiên cứu và quản lý trong ngành kiến trúc, xây dựng, chương trình tìm kiếm những giải pháp thiết thực để giải quyết hiệu quả những vấn đề cấp thiết trong thực trạng không gian sống tại Việt Nam. Không chỉ đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người dùng, các không gian cần sẵn sàng thích nghi với mọi thay đổi khách quan trong tương lai, bảo đảm tính bền vững và thúc đẩy cảm hứng tận hưởng cuộc sống”.

Đóng góp ý kiến cho chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP Hồ Chí Minh Đinh Hồng Kỳ đề xuất bổ sung tính bản sắc vào bộ tiêu chí. Theo ông, tính bản sắc gồm bốn yếu tố là truyền thống-văn hóa-lịch sử-tập quán, nhiều nền kiến trúc trên thế giới đã tạo được bản sắc riêng của dân tộc, quốc gia.

Cũng trong chương trình, ALP 2021-2022 đã công bố các đề tài nghiên cứu, gồm: "Nhà ở ven đô” (Công ty cổ phần Kiến trúc xây dựng quốc tế 1+1>2 và UBND huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình); "Zu - Không gian số 0 - Hướng tới tái cấu trúc không gian đô thị hiện hữu” (Công ty TNHH MTV THO.A, Công ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, nhà tài trợ GROHE); "Giải pháp cho không gian công cộng trong khu ở cao tầng” (Công ty cổ phần Kiến trúc Lập Phương - CUBIC); "Trí tuệ nhân tạo: Từ kiến trúc đến đời sống” (Công ty cổ phần Kiến trúc Việt, Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam và thương hiệu INAX); "Nhà ở trung tầng tại Việt Nam” (Công ty cổ phần Kiến trúc xây dựng TTA Partners, là Công ty TNHH Biệt thự Vàng, nhà tài trợ American Standard).

 
Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng diêm dân của làng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) vẫn quyết giữ gìn cái nghề vất vả mà cha ông đã truyền lại.

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Đến cuối năm 2025, Việt Nam dự kiến đạt kỷ lục 23 triệu lượt khách quốc tế. Ảnh: iViVu

Bloomberg nhận định, Việt Nam là điểm du lịch phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, đến cuối năm 2025 dự kiến đạt kỷ lục 23 triệu lượt khách quốc tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính phát biểu tại lễ khai mạc.

Tối 25/3, tại sân khấu ven bờ sông Hương, UBND thành phố Huế tổ chức Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” gắn với Festival Huế 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự