Nhiều hoạt động trong tháng 4 “Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/4/2022 | 4:24:26 PM

Trong tháng 4, sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

Du khách tham quan Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam trong dịp đầu xuân.
Du khách tham quan Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam trong dịp đầu xuân.

Các hoạt động tháng 4 có sự tham gia của khoảng 100 người thuộc 13 dân tộc đang hoạt động hằng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: H'Mông (Hà Giang), Khơ Mú (Nghệ An), Thái (Sơn La), Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Dao (Hà Nội), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), Xơ Đăng (Kon Tum), Ba Na (Gia Lai); Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng); khoảng 45 người của các dân tộc H'Mông, Dao, Thái (tỉnh Sơn La) và 23-30 nghệ sĩ diễn viên Nhà hát Múa rối Việt Nam…

Sự kiện quan trọng nhất của tháng 4 là "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022” diễn ra từ ngày 16 đến 19/4. 

Ngoài ra, trong tháng 4 cũng diễn ra nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 30/4 và 1/5, trong đó có "Chợ phiên vùng cao” với điểm nhấn "Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn”. Chợ vùng cao "Sơn La điểm hẹn” sẽ đem đến cho khách tham quan sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc với khoảng 10 gian hàng của tỉnh Sơn La... gồm: rau củ quả, thịt trâu treo gác bếp..., không gian giới thiệu ẩm thực: Thắng cố, mèn mén, rượu ngô Mộc Châu, xôi màu... đặc biệt là không gian điểm nhấn múa khèn bên chảo thắng cố do chính những chủ thể văn hóa - đồng bào dân tộc H'Mông tỉnh Sơn La trình diễn; 2 gian hàng quảng bá du lịch với chủ đề "Sơn La hãy đến và cảm nhận”.

Chợ phiên cũng có khoảng 20 gian hàng giới thiệu các sản vật địa phương của các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Ba Vì (Hà Nội) như thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu dân tộc, thuốc nam, măng khô, miến dong, mật ong… Ngoài ra còn có 10 gian nhà lá giới thiệu ẩm thực truyền thống dân tộc: Gà ri, lợn mán, các loại rau rừng… và khoảng 7 gian hàng nước phục vụ nhu cầu khách tham quan không gian chợ. 

Sắc màu văn hóa Tây Bắc cũng được giới thiệu trong không gian ảnh với khoảng 40 bức ảnh được trưng bày dọc tuyến đường vào chợ vùng cao. Các bức ảnh này do Ban Quản lý Khu các làng dân tộc lấy từ bộ tư liệu ảnh trước đây đã trưng bày triển lãm và 40 ảnh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La với chủ đề "Nét đẹp vùng cao”.

Chương trình "Sắc màu chợ phiên” của cộng đồng các dân tộc tại chợ vùng cao phía bắc cũng là điểm nhấn của các hoạt động trong tháng 4. 

Chương trình gồm biểu diễn dân ca dân vũ, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc tham gia tại Chợ vùng cao với các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền và các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như giã bánh dày, đánh quay (tu lu), leo cột, đẩy gậy... của các dân tộc huy động tỉnh Sơn La và các dân tộc đang hoạt động tại Làng.

Du khác còn có cơ hội thưởng thức nghệ thuật khèn H'Mông (Mộc Châu, Sơn La) (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018), đồng thời tìm hiểu nét đẹp văn hóa qua nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân đồng bào tỉnh Sơn La, như nghệ thuật thêu khăn piêu, cách đội khăn piêu của các cô gái Thái tỉnh Sơn La, tìm hiểu nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục của cô gái bản Dao và nghệ thuật dệt độc đáo của dân tộc Thái tỉnh Sơn La.

Tết nhảy của đồng bào dân tộc Dao cũng là sự kiện được tái hiện tại Làng, cùng với lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Thái.

Nhiều hoạt động trong tháng 4
 Nếm thử rượu cần tại Nhà Ba Na.

Vào các dịp cuối tuần, du khách được tham gia hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng như các nghi thức, hoạt động lễ hội, âm nhạc theo truyền thống vùng, miền; giao lưu văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, các trò chơi dân gian truyền thống, tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi… của dân tộc Tày; cá nướng, gà nướng, xôi màu… của dân tộc Thái, các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc nam...

Ngoài ra, còn có các chương trình dân ca dân vũ "Tự hào con cháu Rồng Tiên”, "Rực rỡ sắc màu” của đồng bào các dân tộc tại Làng, cùng với chương trình múa Rối nước của Nhà hát Múa rối Việt Nam.

Đặc biệt trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 âm lịch tức ngày 10/4/2022), tại Làng có nhiều hoạt động hướng tới ngày Giỗ Tổ…

 
Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự