Bắc Giang mở rộng không gian phát triển du lịch

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/4/2022 | 3:34:52 PM

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang Trần Minh Hà, tỉnh tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, kích cầu để thu hút khách du lịch, phục hồi tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch địa phương trong tình hình mới.

Khu du lịch Khuôn Thần thuộc xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nhìn từ trên cao. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Khu du lịch Khuôn Thần thuộc xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nhìn từ trên cao. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Theo đó, tỉnh Bắc Giang mở rộng phát triển không gian du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao giải trí ngoài trời gắn với các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử đặc sắc của tỉnh, các khu vực, địa điểm có điều kiện thuận lợi phát triển các khu nghỉ dưỡng, khu thể thao giải trí ngoài trời phục vụ phát triển du lịch và nhu cầu trong tỉnh, vùng Thủ đô Hà Nội, các khu vực xung quanh.

Bắc Giang ưu tiên phát triển các khu du lịch theo hướng liên kết không gian du lịch vùng, các địa phương xung quanh, kết nối hình thành các tuyến, tour du lịch liên vùng (Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn, Hà Nội - Bắc Giang - Quảng Ninh - Hà Nội, Hà Nội - Quảng Ninh - Bắc Giang - Hà Nội, Thái Nguyên - Bắc Giang - Quảng Ninh…). Tỉnh tập trung xúc tiến thu hút đầu tư hình thành và phát triển 5 không gian du lịch gồm: Không gian du lịch Tây Yên Tử (tả ngạn sông Lục Nam), bao gồm một phần huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động - khu vực phía Đông tỉnh; Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí (hữu ngạn sông Lục Nam, tả ngạn sông Thương), gồm huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang - khu vực phía Đông Bắc tỉnh; Không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế (hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu), gồm huyện Yên Thế, huyện Tân Yên - khu vực phía Tây Bắc tỉnh; Không gian văn hóa Quan họ, lịch sử An toàn khu (Nam hữu ngạn sông Thương- tả ngạn sông Cầu), gồm huyện Việt Yên, Hiệp Hòa - khu vực Tây Nam tỉnh; Không gian dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng (tả ngạn sông Cầu, tả - hữu sông Thương), bao gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng - khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh.

Thời gian tới, tỉnh tập trung xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ xây dựng 3 khu du lịch có quy mô lớn, thương hiệu nổi bật, tạo sức lan tỏa cho phát triển du lịch của tỉnh và định hướng đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí khu du lịch quốc gia gồm: Khu Du lịch Tây Yên Tử - theo dấu chân Phật tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; Khu Du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần; Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền. Bên cạnh đó, Bắc Giang thu hút đầu tư, phát triển các khu, điểm du lịch cấp tỉnh như: Khu du lịch văn hóa, vui chơi giải trí Đồng Cao; Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa Bản Ven - Xuân Lung - Thác Ngà; Khu Du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Tiên Sơn - Vân Hà; Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hương Sơn, huyện Lạng Giang.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tham mưu cơ chế hỗ trợ hình thành các điểm du lịch cộng đồng tại An Lạc, Đồng Cao, Bản Mậu (huyện Sơn Động), Bản Ven, Bản Xoan (huyện Yên Thế); Làng cổ Thổ Hà (huyện Việt Yên); Khe Nghè (huyện Lục Nam); Bản Bắc Hoa (huyện Lục Ngạn). Cùng đó, ngành phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố quy hoạch đất thương mại dịch vụ, thu hút đầu tư hình thành từ 2-3 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, 8-15 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao và khoảng trên 100 khách sạn du lịch tiêu chuẩn từ 1-3 sao. Bắc Giang còn tập trung quảng bá và hình thành các sản phẩm du lịch mang tính chất đặc trưng, đặc thù hướng tới hình thành thương hiệu du lịch Bắc Giang như: Con đường Hoằng dương Phật pháp Tây Yên Tử, golf Bắc Giang…

Tỉnh đã tập trung thực hiện các giải pháp kích cầu du lịch và tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2022. Bắc Giang đã hoàn thiện Đề án "Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang ứng phó linh hoạt, thích ứng trạng thái bình thường mới đối với đại dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050”; Đề cương nhiệm vụ triển khai xây dựng phần mềm Hệ thông tin quản lý du lịch thông minh tỉnh, giai đoạn 2021-2025.

 

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch, đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch của tỉnh với các sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa - tâm linh, thể thao nghỉ dưỡng như Khu Du lịch Tâm linh - Sinh thái Tây Yên Tử; Sân golf, dịch vụ Yên Dũng; Khu Di tích lịch sử lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Khu 12), Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang; Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (huyện Yên Dũng)…

Tỉnh đã bước đầu hình thành một số không gian du lịch như: Khu vực phía Đông tỉnh (huyện Lục Ngạn, Sơn Động) tập trung khu vực rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, Đồng Cao, du lịch cộng đồng An Lạc, huyện Sơn Động và vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn. Khu vực phía Tây tỉnh (huyện Yên Thế, Việt Yên) tập trung khu vực Khu Di tích khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà. Khu vực trung tâm tỉnh (thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, Lục Nam) hoạt động du lịch phát triển tại một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ...

Tỉnh cũng hình thành một số sản phẩm du lịch chính, tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương như du lịch văn hóa - tâm linh gắn với các di tích đình, chùa (Du lịch Tây Yên Tử - theo dấu chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông; Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, đình Lỗ Hạnh ...); du lịch lịch sử - văn hóa gắn với các sự kiện, di tích lịch sử (khởi nghĩa Yên Thế, thành cổ Xương Giang, An toàn khu II Hiệp Hòa...); du lịch sinh thái gắn với các cảnh quan tự nhiên (Khe Rỗ, Tây Yên Tử, Đồng Cao, Xuân Lung - Thác Ngà, hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần ...); du lịch cộng đồng, trải nghiệm đời sống sinh hoạt cộng đồng các dân tộc (bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế; bản Nà Ó, xã Vĩnh An, huyện Sơn Động).

Theo Báo Tin tức (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự