Đặc sắc lễ hội Vật cầu nước làng Vân (Việt Yên) - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/5/2022 | 8:18:25 AM

Ngày 12/5 (tức 12/4 Âm lịch), tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức lễ công bố Quyết định Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống Vật cầu nước làng Vân.

Khi quả cầu rơi xuống đất, các quan cầu phải làm động tác nâng cầu rồi mới hạ xuống để tranh cầu.
Khi quả cầu rơi xuống đất, các quan cầu phải làm động tác nâng cầu rồi mới hạ xuống để tranh cầu.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Nguyễn Công Bộ, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, TP cùng đông đảo người dân, du khách thập phương.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng chí Nông Quốc Thành trao chứng nhận lễ hội Vật cầu nước làng Vân được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện huyện Việt Yên.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng chí Nông Quốc Thành trao chứng nhận lễ hội Vật cầu nước làng Vân được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện huyện Việt Yên. 

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo huyện Việt Yên nhấn mạnh giá trị lịch sử của lễ hội Vật cầu nước làng Vân. Tục truyền rằng, trước đây, Thánh Tam giang là Trương Hống, Trương Hát phò vua Triệu Quang Phục đánh giặc Lương (thế kỷ thứ VI), khi đánh thắng quân Lương ở đầm Dạ Trạch thì bị quỷ đen ở đầm quấy phá, chúng xông ra chống lại quân nhà Thánh. Quỷ đen ra điều kiện rằng nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn. Còn nếu thua, chúng sẽ quy phục hầu nhà Thánh. Chiến trận xảy ra, quỷ đen thua trận và quy phục Đức thánh Tam giang.

Khi thắng trận, dân mở hội ăn mừng chiến thắng, trong đó có các quân cầu là biểu trưng cho trận chiến nêu trên, một đội là quân nhà Thánh, một đội là lũ quỷ nước. Hội Vật cầu nước mang ý nghĩa là hội mừng chiến thắng, đồng thời thể hiện khát vọng của cư dân trồng lúa nước là cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. 

Theo luật chơi, 16 thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quân cầu được chia làm hai giáp (mỗi giáp 8 người), gọi là giáp trên và giáp dưới. Hội vật cầu nước được tổ chức trên sân có diện tích khoảng 200 m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp. Ngày 12 đánh hai cầu (tỷ số hòa), ngày 13 đánh ba cầu (tỷ số 2-1) và ngày 14 đánh bốn cầu (tỷ số hòa).

Hội Vật cầu nước làng Vân có nhiều nét độc đáo, được ban tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng từ tất cả các khâu. Trước kia lễ hội được tổ chức hằng năm nhưng đã có thời gian dài bị gián đoạn bởi chiến tranh. Sau ngày thống nhất đất nước, lễ hội được khôi phục và từ năm 2002 đến nay, chiếu theo lệ làng cứ 4 năm địa phương lại tổ chức một lần.

Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nét độc đáo đó mà ngày 12/1/2022, lễ hội Vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên) đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 63/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng chí Nông Quốc Thành trao chứng nhận lễ hội Vật cầu nước làng Vân được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho cán bộ và nhân dân thôn Yên Viên, xã Vân Hà và huyện Việt Yên. 

Phát biểu tại đây, đồng chí Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vân Hà (Việt Yên). Cùng đó khẳng định việc vinh danh di sản còn góp phần thiết thực trong việc tuyên truyền, quảng bá, huy động có hiệu quả các nguồn lực trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. 

Đồng chí đề nghị các cấp, ngành và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức lễ hội theo đúng quy định. Quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá theo đúng nghi lễ truyền thống và nét văn hoá dân gian vốn có của lễ hội Vật cầu nước làng Vân. 

Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo hệ thống di tích, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng liên quan đến lễ hội Vật cầu nước làng Vân, tạo cảnh quan văn hóa, không gian cho việc tổ chức lễ hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá tinh thần, cũng như hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân.

Đồng chí đề nghị Cục Di sản văn hóa, các sở, ban, ngành tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới tiếp tục quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi để  địa phương tổ chức tốt các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội vật cầu nước làng Vân.

Ngay sau buổi lễ công bố đã diễn ra trận cầu đầu tiên. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/5. Ngoài vật cầu nước, trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra một số hoạt động như: Giao lưu hát quan họ, các trò chơi dân gian, trưng bày các sản phẩm làng nghề gắn với tuyên truyền, quảng bá du lịch và sản phẩm du lịch của địa phương…

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:
Tiết mục trống hội tại chương trình.

Tiết mục trống hội tại chương trình.

Gánh nước từ sông Cầu đổ vào sân vật.

Gánh nước từ sông Cầu đổ vào sân vật. 

Các quân cầu làm lễ tại Đền thờ Đức thánh Tam Giang.

Các quân cầu làm lễ tại Đền thờ Đức thánh Tam Giang.

Các quân cầu uống rượu trận trước khi thi đấu.

Các quân cầu uống rượu trận trước khi thi đấu.

Se đài trước trận vật cầu nước.

Se đài trước trận vật cầu nước.

Quả cầu được đưa ra vị trí thi đấu.

Quả cầu được đưa ra vị trí thi đấu.

Dù trời mưa song không khí trận cầu diễn ra rất quyết liệt.

Dù trời mưa song không khí trận cầu diễn ra rất quyết liệt.

Một pha tranh cầu.

Một pha tranh cầu.

Phút giải lao của các quân cầu.

Phút giải lao của các quân cầu.

Giành cầu từ đối phương.

Giành cầu từ đối phương.

Trời mưa song khán giả cổ vũ nhiệt tình.

Trời mưa song khán giả cổ vũ nhiệt tình.

Chiến thắng.

Chiến thắng. 

Theo BGĐT (NQ)



Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự