Tác giả 9x đoạt giải 'Văn học tuổi 20'

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/5/2022 | 3:27:27 PM

Hai tác giả 9x - Yang Phan và Duy Ân - đồng hạng Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi "Văn học Tuổi 20" lần thứ bảy do Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp tổ chức.

Yang Phan (phải) và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - thành viên ban chung khảo - trong buổi trao giải hôm 24/5 tại TP HCM. Tác giả Duy Ân đang du học ở Mỹ nên không dự lễ.
Yang Phan (phải) và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - thành viên ban chung khảo - trong buổi trao giải hôm 24/5 tại TP HCM. Tác giả Duy Ân đang du học ở Mỹ nên không dự lễ.

Truyện dài Vụn ký ức của Yang Phan và tập truyện ngắn Nửa lời chưa nói của Duy Ân được vinh danh, mỗi tác giả nhận 50 triệu đồng. Ông Nguyễn Thành Nam - Phó Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ, đơn vị tổ chức - nói hội đồng chung khảo quyết định trao hai giải Nhì vì chưa tìm được cây bút xuất sắc cho giải cao nhất.

Vụn ký ức mở đầu bằng cái chết của G - một chàng trai gốc Á, cử nhân ngành khoa học vũ trụ đang sống tại nước ngoài. Sự việc đánh thức loạt ký ức những người từng tiếp xúc với anh: Một bà lão 80 tuổi vật lộn giữa lòng tự hào và sự chán ghét nguồn cội của mình; một ca sĩ nhạc rock luôn thay đổi tên họ mỗi buổi sáng; người mẹ với cuộc tình độc hại kéo dài ba thập niên... Sự xuất hiện của G từng tác động mạnh mẽ đến những chọn lựa quan trọng trong cuộc đời họ.

Ban chung khảo đánh giá tác phẩm của Yang Phan vượt trội mặt bằng các thí sinh. Nhà phê bình Ngô Văn Giá - Trưởng Ban chung khảo - nhận xét tác giả trẻ khẳng định cá tính sáng tạo bằng khả năng am hiểu tâm lý. "Yang Phan kết nối các vụn ký ức, qua đó thể hiện những suy ngẫm về con người", ông cho biết.

Tác giả Yang Phan (tên thật là Phạm Anh Tuấn, sinh năm 1994) xúc động khi nhận giải. Ban đầu, khi gửi tác phẩm cho Ban tổ chức, anh e ngại vì từng bị nhiều đơn vị từ chối do lối viết chưa thuần Việt. Yang Phan chỉ đặt mục tiêu có truyện được in trong tủ sách của Nhà xuất bản Trẻ. "Thành tích đạt được là sự khích lệ rất lớn với tôi", anh nói.

Nửa lời chưa nói khai thác cuộc sống từ khía cạnh ngôn ngữ. Chẳng hạn, robot sẽ học nói như thế nào khi ngôn từ luôn linh hoạt trong từng hoàn cảnh. Ban chung khảo nhận xét tác phẩm có lối văn tươi mát, cách kể chuyện mượt mà. Nhà báo Thúy Nga đánh giá Duy Ân là cây bút triển vọng với khả năng diễn đạt hài hước, thông minh, đối thoại sắc sảo. Ngô Văn Giá nói: "Các câu chuyện của Duy Ân có nét khác biệt, độc đáo, chưa mấy ai quan tâm trong văn học Việt Nam". Duy Ân sinh năm 1995, đang theo học Đại học Johns Hopkins, Mỹ.

Giải ba - mỗi giải 30 triệu đồng - thuộc về Vệt sáng của bụi (Lê Quang Trạng) và Chuồng cọp trên cao (Nguyễn Thu Hằng). Giải tư - mỗi giải 20 triệu đồng - được trao cho Có thú dữ trong thành phố (Nguyên Nguyên), Bảy bảy bốn chín (Hoàng Công Danh), Chopin biến mất (Hiền Trang).

Kỳ giải thứ bảy quy tụ nhiều tác phẩm nhất - 511 truyện. Các cây bút thuộc nhiều lĩnh vực như giáo viên, nhà báo, nhà văn, kỹ sư, doanh nhân, nghiên cứu sinh. Nhiều cây bút đã có tác phẩm xuất bản, đoạt giải hoặc là hội viên các hội văn học nghệ thuật tại địa phương như Hoàng Khánh Duy (truyện dài Cõi người mắc cạn), Lê Quang Trạng (tập truyện ngắn Vệt sáng của bụi), Yang Phan (Vụn ký ức)... Hai gương mặt lần đầu dự thi gồm Phã Nguyện (Kẻ săn chuột), Duy Ân (Nửa lời chưa nói). Đa số tác giả khai thác chất liệu hiện thực để viết truyện, xoay quanh chủ đề mưu sinh nơi thị thành, áp lực chốn công sở, thân phận dưới đáy xã hội.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho biết cuộc thi tạo được những "vòng tròn lan rộng", giúp đời sống văn chương biến chuyển. Bà Phan Thị Thu Hà - giám đốc Nhà xuất bản Trẻ - kỳ vọng các cây bút trẻ trở thành những tác giả vững vàng trên văn đàn.

Cuộc thi ban đầu có tên Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20, lần đầu diễn ra năm 1994-1995, do Hội Nhà văn TP HCM, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp tổ chức. Từ cuộc thi, nhiều cây bút trưởng thành, gây tiếng vang như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyên Hương... Từ năm 2019, sự kiện được đổi tên thành Giải thưởng Văn học tuổi 20. Ban giám khảo cuộc thi năm nay gồm Tiến sĩ Ngô Văn Giá, Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, nhà báo Thúy Nga, nhà văn Phan Hồn Nhiên và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Theo BGĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự