Liên hoan phim tài liệu châu Âu trở lại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/5/2022 | 4:25:22 PM

Sau hai năm vắng bóng vì dịch Covid-19, năm nay Liên hoan phim tài liệu châu Âu trở lại vẫn với thể thức 1 phim châu Âu chiếu kèm với 1 phim Việt Nam, kéo dài từ ngày 3 đến 12/6 tại Hà Nội.

Đại diện các cơ quan văn hóa, ngoại giao các nước châu Âu và Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương giới thiệu về phim tham dự Liên hoan phim.
Đại diện các cơ quan văn hóa, ngoại giao các nước châu Âu và Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương giới thiệu về phim tham dự Liên hoan phim.

Ngày 30/5, Ban tổ chức Liên hoan phim gồm Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, cùng Eunic gồm các cơ quan văn hóa châu Âu tại Việt Nam, một số đại sứ quán các nước châu Âu tại Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12.

Liên hoan phim tài liệu lần thứ 12 quy tụ tác phẩm từ 10 nền điện ảnh: Áo, Bỉ (Wallonia-Brussels), Pháp, Italia, Đức, Israel, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, Anh, cùng với nước chủ nhà Việt Nam.

Các nền điện ảnh tài liệu khách mời giới thiệu các phim "Trong từng phút giây” (Pháp), "Vương quốc bất định” (Anh), "Helmut Lachenmann - Con đường của tôi” (Đức), "Cậu bé Samedi” (Wallonie & Bruxelles), "Chuyển hướng mới” (Thụy Sĩ), "Hãy cứu xóm làng” (Áo), "Omega” (Tây Ban Nha), "Phân tử” (Italia), "Mục tiêu chung” (Israel) và "Công dân Nobel” (Thụy Điển).

Nhiều phim trong số này từng giành được các giải thưởng điện ảnh cao quý, như "Chuyển hướng mới” (Thụy Sĩ) từng giành giải Vàng phim được khán giả yêu thích nhất tại Liên hoan phim Tài liệu và Hoạt hình quốc tế Leopzig 2020, "Cậu bé Samedi” (Wallonie & Bruxelles) giành giải Matrittes Phim tài liệu xuất sắc nhất 2022, giải thưởng lớn của Ban giám khảo Liên hoan phim Premiers Plans 2021, "Helmut Lachenmann - Con đường của tôi” giành giải Phim hay nhất tại Dock of the Bay ở San Sebatian, "Trong từng phút giây” được đề cử giải César cho phim tài liệu xuất sắc nhất…

Các phim tham dự Liên hoan phim năm nay đều là những tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, mang đậm nét văn hóa của mỗi quốc gia, dấu ấn của từng đạo diễn, trong đó có nhiều tác phẩm lần đầu công chiếu tại Việt Nam. Chủ đề của các bộ phim châu Âu năm nay rất đa dạng như: tình trạng rời bỏ nông thôn ra thành phố, biến đổi khí hậu, thay đổi cá nhân để phù hợp với sự phát triển của xã hội, phân biệt chủng tộc, hay về các nghệ sĩ âm nhạc, hội họa nổi tiếng…

9 đại diện của Việt Nam bao gồm "Những vùng đất hồi sinh” (đạo diễn Đỗ Huyền Trang), "Mẫu Liễu Hạnh” (Trần Phương Thủy, Trịnh Quang Tùng), "Mạn đàm trà Việt” (Nguyễn Như Vũ, Nguyễn Như Nam), "Chuyện cổ tích ở bản Rào Tre” (Nguyễn Văn Kiểm), "Những người kể chuyện phố cổ Hà Nội” (Hoàng Dũng), "Đình làng Bắc Bộ” (Đào Đức Thanh), "Hai bàn tay” (Đặng Thị Linh), "Cuộc chiến không giới hạn” (Nguyễn Quang Tuấn và Nguyễn Ánh Ngọc), "Phía sau ánh hào quang” (Hoàng Hà Lê).

Các phim Việt Nam cũng có đề tài rất đa dạng, từ văn hóa, tín ngưỡng, chân dung nghệ sĩ, cho đến các vấn đề xã hội đương đại, và cả cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Chủ tịch Công ty Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam năm nay có sự tham gia của nhiều đạo diễn trẻ của Việt Nam. Chỉ duy nhất "Mạn đàm trà Việt” có sự kết hợp giữa đạo diễn Nguyễn Như Vũ là thế hệ trước với đạo diễn trẻ Nguyễn Như Nam, các phim còn lại đều do các đạo diễn trẻ thực hiện.

Ban tổ chức cho biết, do những khó khăn mà dịch Covid-19 gây ra, cho nên Liên hoan phim năm nay chỉ có thể tổ chức tại Hà Nội. Các nhà tổ chức hy vọng Liên hoan phim lần thứ 13 sẽ trở lại với khán giả không chỉ tại Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác của Việt Nam.

Cũng vì lý do này, Liên hoan phim năm nay vắng bóng các nhà làm phim châu Âu và các buổi tọa đàm, thảo luận hay giao lưu cùng khán giả như các kỳ Liên hoan phim trước. Tuy nhiên, để bù lại, tất cả các phim tài liệu Việt Nam được chiếu tại Liên hoan phim năm nay đều có sự tham gia của đạo diễn ở các buổi chiếu.

Các phim được trình chiếu tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, số 465 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

 
Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự